Xem nhiều

Cần làm rõ vai trò đồng phạm trong vụ nữ cán bộ cấp thẻ “luồng xanh” bị khởi tố, bắt giam

28/08/2021 11:34

Kinhte&Xahoi Các chuyên gia pháp lý cho rằng, cơ quan điều tra cần làm rõ vai trò đồng phạm của những người môi giới, cung cấp thông tin cho các đơn vị vận tải có nhu cầu làm thẻ “luồng xanh” và đặc biệt cần điều tra, xác minh cá nhân nào đứng sau “chống lưng” cho bị can thực hiện hành vi phạm tội?

Làm rõ đồng phạm môi giới, “chống lưng”?

 Như báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin, ngày 26/8, Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP Hà Nội đã khởi tố, bắt tạm giam bị can Hoàng Thị Thanh Nga (SN 1976, ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) là chuyên viên công tác tại Vụ Vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải - GTVT) được tăng cường hỗ trợ Sở GTVT Hà Nội, duyệt cấp thẻ “luồng xanh”, về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự. Sau khi sự việc được phản ánh, nhiều người đặt câu hỏi trong vụ án này có người đồng phạm với bị can hay không? Vụ án sẽ được điều tra, xử lý thế nào theo quy định của pháp luật?

Cơ quan điều tra lấy lời khai bị can liên quan vụ cấp thẻ “luồng xanh”

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về những băn khoăn của bạn đọc, luật sư Trần Xuân Tiền (Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Đội, Đoàn luật sư TP Hà Nội) nêu quan điểm, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp thì việc tổ chức phân “luồng xanh” giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa, chở công nhân, chuyên gia được lưu thông thông suốt 24/24 giờ khi qua các chốt kiểm soát dịch bệnh.

Bị can Hoàng Thị Thanh Nga đã lợi dụng vị trí công tác, nhiệm vụ, công việc được giao để tư lợi, bỏ túi cá nhân khiến dư luận phẫn nộ. Hành vi này không chỉ xâm phạm trật tự quản lý Nhà nước mà còn làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của cán bộ, công chức và làm mất lòng tin của người dân.

Theo khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), bị can có thể đối diện với mức án cao nhất là 10 năm tù giam về tội “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Luật sư Trần Xuân Tiền, Đoàn Luật sư TP Hà Nội

Cũng theo luật sư Tiền, nhìn nhận khách quan, bị can Nga chỉ là chuyên viên công tác tại Vụ Vận tải, Tổng cục ĐBVN, được tăng cường hỗ trợ Sở GTVT Hà Nội duyệt cấp thẻ “luồng xanh”. Do đó, một mình bị can khó có đủ “năng lực” thực hiện trót lọt hành vi duyệt, cấp thẻ “luồng xanh” cho hơn 1.700 hồ sơ xe ô tô.

Cơ quan chức năng cần điều tra vai trò của những người môi giới, cung cấp thông tin cho các đơn vị vận tải có nhu cầu làm thẻ “luồng xanh” và đặc biệt nhanh chóng điều tra, xác minh xem cá nhân nào đứng sau “chống lưng” cho bị can thực hiện hành vi phạm tội.

Người nào giúp sức, tạo điều kiện thuận lợi hoặc môi giới, cung cấp thông tin của các tổ chức, cá nhân muốn xin cấp thẻ "luồng xanh" cho Nga có thể sẽ được xác định có vai trò đồng phạm trong vụ án này. Bên cạnh đó, không thể không xem xét đến trách nhiệm của người đứng đầu, người có trách nhiệm quản lý của Vụ Vận tải khi đã buông lỏng trách nhiệm quản lý, để cho nhân viên của mình lợi dụng công việc được giao, trục lợi cá nhân, để xử lý theo quy định.

Có thể khởi tố thêm tội đưa, nhận hối lộ

 Cùng trao đổi về vụ việc trên, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, hành vi này rất đáng lên án. Với thông tin từ phía cơ quan điều tra cung cấp thì việc khởi tố, xử lý hình sự là có căn cứ.

Theo luật sư Cường, để việc cấp phép “luồng xanh” được thuận tiện, giảm bớt nguy cơ lây lan dịch bệnh, cơ quan chức năng quy định việc nộp hồ sơ, xét duyệt qua mạng. Tuy nhiên, kết quả điều tra bước đầu cho thấy, một số đối tượng đã gây khó khăn, phiền hà khiến các chủ phương tiện không đăng ký được dễ dàng hoặc lợi dụng thủ tục chưa hợp lệ, các đối tượng đã móc nối, môi giới nhận tiền, cấp phù hiệu “luồng xanh” cho các doanh nghiệp vận tải, thu lợi bất chính số tiền khoảng 200 triệu đồng...

Hành vi này là nguy hiểm cho xã hội, làm mất lòng tin của người dân đối với cơ quan chức năng, gây ra bất bình đẳng, tiêu cực trong xã hội. Hành vi này còn có thể dẫn đến tình trạng cấp phép “luồng xanh” không đúng quy định, gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực...

Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng có thể khởi tố thêm tội đưa, nhận hối lộ

Trong vụ việc này, cơ quan điều tra sẽ làm rõ những hồ sơ, trường hợp đã được cấp giấy “luồng xanh” trái quy định, ai đã nộp tiền và số tiền nộp được thực hiện như thế nào để phân biệt với tội đưa, nhận và môi giới hối lộ.

Quá trình điều tra, nếu có sự thỏa thuận đưa tiền để làm trái pháp luật trong thực hiện công vụ theo yêu cầu của người đưa tiền thì đây là hành vi đưa và nhận hối lộ, cơ quan điều tra sẽ khởi tố thêm tội danh này.

Còn đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ thì hậu quả là gây thiệt hại đến tài sản chứ không phải là hậu quả được lợi, mục đích hưởng lợi. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ yếu tố cấu thành tội phạm của hai tội danh này trong quá trình giải quyết vụ án để làm rõ tội danh và căn cứ quyết định hình phạt.

“Trong những vụ án như thế thường sẽ có đồng phạm, bởi vậy cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ hành vi của những người có liên quan để xác định có người khác cùng ý chí thực hiện hành vi đối với bị can hay không để cùng xử lý về tội danh này. Trường hợp có căn cứ cho thấy có sự thỏa thuận nhận tiền để thực hiện công việc theo yêu cầu của người đưa tiền thì sẽ xử lý về tội đưa và nhận hối lộ.

Vụ án hiện nay mới trong giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ động cơ, nguyên nhân, làm rõ hành vi và hậu quả thiệt hại của tổ chức, cá nhân hoặc của bị can”, luật sư Cường nói.

 Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

 1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 2 lần trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

 Thành Long - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giảm tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA

Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% đến dưới 70%, tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vay ưu đãi, trong khi quy định cũ tỷ lệ cho vay lại là 40% vốn vay ODA, vay ưu đãi.

SHB chấp nhận đơn từ nhiệm của CEO Nguyễn Văn Lê

Căn cứ đơn từ nhiệm vì lý do sức khỏe của ông Nguyễn Văn Lê, tại cuộc họp HĐQT thường kỳ ngày 26/7/2021, HĐQT ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đồng ý đề xuất xin từ nhiệm chức danh Tổng giám đốc của ông Nguyễn Văn Lê từ ngày 04/8/2021.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/can-lam-ro-vai-tro-dong-pham-trong-vu-nu-can-bo-cap-the-luong-xanh-bi-khoi-to-bat-giam-175313.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com