Xem nhiều

Chủ tịch Quốc hội: 'Bỏ sổ hộ khẩu là giúp dân'

23/04/2020 09:59

Kinhte&Xahoi Bà Nguyễn Thị Kim Ngân ủng hộ việc Bộ Công an đề xuất bãi bỏ bỏ quy định về sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo Luật Cư trú hiện hành.

Chiều 22/4, tại phiên họp của Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, một trong những chính sách lớn của dự án Luật là thay đổi phương thức quản lý cư trú (thường trú, tạm trú) từ sổ hộ khẩu giấy sang số định danh cá nhân.

Theo đó, thông tin sẽ được cập nhật, điều chỉnh trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú; các quy định về sổ hộ khẩu, sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình, cá nhân theo Luật Cư trú hiện hành được bãi bỏ.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. (Ảnh: Ngọc Thắng)

Đề xuất trên được cơ quan thẩm tra là Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đồng tình vì các thủ tục hành chính sẽ được đơn giản hóa, tạo thuận lợi và tiết kiệm cho công dân.

"Tôi rất mừng khi đọc dự thảo Luật, quản lý dân cư bằng định danh cá nhân là xu hướng tiến bộ, nhiều nước trên thế giới đang thực hiện", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Theo bà Ngân, công dân các nước khi nhận lương hưu có thể dùng thẻ rút ở bất kỳ đâu không phải về đúng nơi cư trú, "còn người dân mình khổ sở vì sổ hộ khẩu lắm, người nghèo tha phương lên thành phố làm thuê, làm mướn, con em họ gặp khó khăn trong việc đi học vì không có sổ hộ khẩu".

Khẳng định bỏ sổ hộ khẩu giấy là bước chuyển quan trọng, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, "khi các vấn đề được xử lý bằng công nghệ sẽ ngăn ngừa tiêu cực, nâng cao hiệu quả quản lý".

Ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng nói "đây là cuộc cách mạng". Ông cho rằng, với người dân hiện nay, "sổ hộ khẩu quý như sổ gạo ngày xưa và quyết định bỏ sổ hộ khẩu giấy không khác gì bỏ sổ gạo thời bao cấp".

Tuy nhiên, để phương thức quản lý mới áp dụng được vào năm 2021, ông Phan Xuân Dũng và Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đề nghị ban soạn thảo giải trình tính khả thi của việc cấp mã số định danh cá nhân cho người dân cả nước. Theo báo cáo của Chính phủ, sau hơn 4 năm thực hiện, mới có hơn 16 triệu công dân được cấp số định danh cá nhân thông qua cấp căn cước công dân.


Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng. (Ảnh: Ngọc Thắng)

Ngoài ra, theo quy định của Luật Căn cước công dân, chậm nhất từ ngày 1/1 phải quản lý công dân thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn trong quá trình xây dựng và đã chậm tiến độ so với yêu cầu của Luật.

"Để bảo đảm tính khả thi của việc bỏ sổ hộ khẩu giấy, trước khi Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được xây dựng xong, đưa vào vận hành và bảo đảm kết nối, chia sẻ thông tin với các ngành liên quan", ông Tùng nói.

Theo Thường trực Uỷ ban Pháp luật, việc thay đổi phương thức quản lý cư trú thông qua số định danh cá nhân sẽ tác động lớn đến các quy định về giấy tờ công dân trong nhiều thủ tục hiện hành. Đơn cử, 27 thủ tục hành chính trong các văn bản dưới luật yêu cầu phải có sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Do vậy, Bộ Công an cần đánh giá rõ hơn tác động đối với việc thực hiện các thủ tục hành chính này, giải pháp thay thế khi không còn sổ hộ khẩu giấy để không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.

Bộ Công an cũng cần làm rõ lộ trình sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật.

Do tính cấp thiết, Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật Cư trú (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020. Sau khi thảo luận, Thường vụ Quốc hội đồng ý trình dự Luật tại kỳ họp 9, khai mạc cuối tháng 5 và thông qua tại kỳ họp cuối năm nay.

Số định danh cá nhân được xác lập từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu này và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Đây là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên. 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất

Bắt đầu từ hôm nay (1/8) một loạt các ngân hàng lớn sẽ hạ lãi suất cho vay khoảng 0,5%/năm. Việc giảm lãi suất sẽ áp dụng cho các khoản vay mới thuộc các lĩnh vực ưu tiên và các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Theo VnExpress/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/chu-tich-quoc-hoi-bo-so-ho-khau-la-giup-dan-d122748.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com