Xem nhiều

Đề xuất dành tối thiểu 271,9 nghìn tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

28/05/2020 16:31

Kinhte&Xahoi Sáng 28/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Tăng thu nhập bình quân người DTTS tối thiểu bằng 1/2 bình quân cả nước

Trình bày Tờ trình về Chương trình tại phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khẳng định việc quyết định đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030 là rất cần thiết.

Bởi, vùng đồng bào DTTS&MN luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư, đạt được thành tựu to lớn, cơ sở hạ tầng KT-XH và đời sống của đồng bào sinh sống ở vùng DTTS&MN đã được cải thiện rõ rệt nhưng hiện nay, vẫn là vùng khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, KT-XH phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến trình bày Báo cáo thẩm tra.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do vùng đồng bào DTTS&MN xuất phát điểm thấp, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt; chính sách còn một số hạn chế bất cập.

Chương trình MTQG nhằm khắc phục hạn chế, bất cập trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc đã được chỉ ra trong Báo cáo số 426/BC-CP của Chính phủ; là giải pháp quan trọng nhất để đạt được các mục tiêu của Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể Phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030.

Chương trình có mục tiêu tổng quát là giảm nghèo nhanh, bền vững; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước; đảm bảo an sinh xã hội; bảo vệ an ninh tổ quốc; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.

Mục tiêu cụ thể đến 2025 là giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hàng năm trên 3%; phát triển bền vững sinh kế, tăng thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số lên hơn 2 lần so với năm 2020; phấn đấu giảm trên 60% số xã, thôn đặc biệt khó khăn so với tiêu chí năm 2020.

Định hướng mục tiêu đến năm 2030 là tăng thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số lên tối thiểu bằng 1/2 bình quân chung của cả nước; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%; cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Chương trình gồm 10 Dự án thành phần với tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2021-2025 là tối thiểu 137.664,95 tỷ đồng.

Trong đó ngân sách Trung ương là tối thiểu 104.954,01 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 10.016,72 tỷ đồng, vốn tín dụng chính sách là 19.727,02 tỷ đồng; và vốn huy động hợp pháp khác là 2.967,20 tỷ đồng.

Tổng vốn thực hiện giai đoạn 2026-2030 là dự kiến 134.270,70 tỷ đồng. Trên cơ sở đánh giá thực hiện chương trình giai đoạn I (2021 - 2025), Chính phủ trình Quốc hội quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung cụ thể và nguồn lực thực hiện giai đoạn II (2026 - 2030).

Đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng

Trình bày Báo cáo thẩm tra Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 tại phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho biết, HĐDT cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng Chương trình MTQG như Tờ trình của Chính phủ.

Đây là một chương trình có tính đặc thù không chỉ phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tích hợp thực hiện trên 100 chính sách dân tộc. Việc Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt Chương trình MTQG là thể chế hóa khoản 5 Điều 70 Hiến pháp 2013 “Quốc hội quyết định chính sách dân tộc của nhà nước”; thực hiện kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc trong tình hình mới và Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội “Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”, cơ bản phù hợp với Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và Luật Quản lý nợ công.

Về quan điểm đầu tư Chương trình, HĐDT thấy rằng, với nhu cầu đầu tư rất lớn trong khi khả năng nguồn lực đáp ứng có hạn, đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng những vấn đề cấp bách, bức xúc, lựa chọn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cùng với các giải pháp có tính khả thi, phù hợp với từng giai đoạn, mang lại hiệu quả cao nhất.

HĐDT đề nghị, Chính phủ quán triệt các quan điểm trong Nghị quyết số 88, với 4 yêu cầu, bao gồm rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến vùng đồng bào DTTS&MN; các chính sách phải toàn diện, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, phát huy lợi thế, tiềm năng của vùng và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào DTTS; tích hợp chính sách đồng bộ, thống nhất, thu gọn đầu mối quản lý, phân công trách nhiệm rõ ràng; tập trung giải quyết những vấn đề bức thiết, ưu tiên đầu tư cho địa bàn đặc biệt khó khăn, nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Chương trình MTQG phải đảm bảo kết nối giữa các chính sách, xuyên suốt các thời kỳ, phát triển bền vững.

Về kinh phí Chương trình MTQG, theo cơ quan thẩm tra, Chính phủ đã dự kiến tổng mức vốn thực hiện Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 là 137.664,95 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 là 134.270,70 tỷ đồng.

HĐDT cho rằng, để thực hiện đạt mục tiêu, nhiệm vụ tại Kết luận số 65 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 88 của Quốc hội thì tổng nguồn vốn đề xuất trên đây chưa đáp ứng yêu cầu và thấp hơn nhiều so với khái toán ban đầu trong Đề án tổng thể do Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 (335.421,367 tỷ đồng, bằng 41,04% khái toán ban đầu), trong khi các mục tiêu đều không thay đổi.

Đề nghị Chính phủ giải trình, làm rõ tính khả thi của Chương trình, với nguồn lực bố trí như dự kiến. Đồng thời, đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét kỹ tổng mức vốn cho Chương trình và hằng năm tiếp tục quan tâm cân đối, bổ sung, bố trí thêm nguồn lực để thực hiện Chương trình MTQG.

Theo Tờ trình của Chính phủ, nguồn lực để thực hiện Chương trình chủ yếu là Ngân sách trung ương (khoảng hơn 76%). HĐDT đề nghị, cần ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút sự tham gia của tổ chức, cá nhân ngoài khu vực nhà nước đóng góp cho Chương trình, đồng thời các địa phương có cam kết, bảo đảm bố trí vốn địa phương để thực hiện.

Về cơ cấu vốn, giai đoạn 2021-2025, dự kiến vốn đầu tư phát triển là 50.629 tỷ đồng/vốn sự nghiệp là 54.324 tỷ đồng. Đề nghị Chính phủ báo cáo rõ việc cân đối, bố trí nguồn vốn sự nghiệp cho phù hợp đồng thời, đề nghị bố trí tăng chi đầu tư phát triển; tính toán lại các nội dung dự án liên quan đến nguồn kinh phí sự nghiệp phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật.

Hà Dung

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cuộc chạy đua của các ngân hàng thời hậu Covid-19

Dịch Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế, ảnh hưởng đến tất cả mọi ngành nghề là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, xét ở một góc độ tích cực, dịch Covid-19 lại đang thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đua của các ngân hàng và các doanh nghiệp công nghệ tài chính trong tiến trình triển khai số hóa dịch vụ và thanh toán điện tử.

Hạ mặt bằng lãi suất: ''Tiếp sức'' cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh lãi suất điều hành, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất huy động để có dư địa giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng cung ứng vốn, "tiếp sức" cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đây là lần thứ 2 hệ thống ngân hàng giảm lãi suất cho vay kể từ khi dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.

Link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/de-xuat-danh-toi-thieu-2719-nghin-ty-dong-phat-trien-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-mien-nui-d125632.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com