Xem nhiều

Du lịch Việt Nam năm 2020: "Người hùng" thời Covid -19

22/01/2021 16:13

Kinhte&Xahoi Dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, song du lịch Việt Nam gần đây vẫn “nổi như cồn” nhờ “bộ sưu tập” giải thưởng quốc tế danh giá ngày càng “đầy” thêm. Tuy nhiên, làm sao để giữ vững phong độ và tiếp tục thăng hạng khi du lịch đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn?

Những công trình đẳng cấp thay đổi vị thế của điểm đến

 Năm 2014, tạp chí của Mỹ Elite Daily xếp Việt Nam là một trong 10 quốc gia du lịch giá rẻ nhất thế giới với mức chi tiêu chưa đến 20 USD/ ngày. Thời điểm đấy, Việt Nam dường như chỉ được biết đến trong giới du lịch bụi, nhờ lợi thế giá rẻ và những điểm đến còn rất hoang sơ.

Chỉ 5 năm sau, Việt Nam đã lọt vào Top điểm đến hấp dẫn nhất thế giới 2019, đồng thời cũng là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Điều đáng chú ý hơn cả là, chỉ trong vòng 3 - 4 năm trở lại đây, Việt Nam không vắng bóng trong bất kỳ “cuộc đua” giải thưởng quốc tế nào về du lịch nghỉ dưỡng. Từ các giải bình chọn của các tổ chức uy tín như Trip Advisor, CN Traveller cho đến những giải thưởng danh giá như World Luxury Hotel Awards hay World Travel Awards- được mệnh danh là giải “Oscar” của du lịch Việt Nam, Việt Nam luôn là cái tên xuất hiện nhiều lần, bao phủ hầu hết các hạng mục. 

InterContinental Danang Sun Peninsula Resort tọa lạc tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.

Mới đây nhất, tại World Travel Awards 2020 thế giới, Việt Nam đã xuất sắc đạt giải thưởng Điểm đến di sản hàng đầu thế giới 2020 cùng hàng chục giải thưởng danh giá khác. Nhờ đó, dù ngành du lịch ảm đạm suốt năm 2020 do ảnh hưởng của Covid-19, cái tên Việt Nam vẫn được nhắc đến như một điểm sáng trên bản đồ du lịch thế giới. 

Làm sao để giữ vững vị thế?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thăng hoa đột phá của du lịch Việt Nam, tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất, đó chính là sự xuất hiện của những công trình du lịch đẳng cấp vượt trội do các nhà đầu tư chiến lược như Sun Group, Vingroup… xây dựng và vận hành trải khắp Việt Nam, đưa tên tuổi Việt Nam vươn tầm châu lục. Giờ đây, Việt Nam không chỉ có khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất thế giới như InterContinental Danang Sun Peninsula Resort (Đà Nẵng), mà còn có Điểm du lịch văn hóa hàng đầu thế giới 2020 dành cho Sun World Fansipan Legend (Lào Cai), Điểm du lịch biểu tượng hàng đầu châu Á 2020 dành cho Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng); Sân bay khu vực hàng đầu thế giới 2020 dành cho Sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh)…

Sân bay Vân Đồn được thiết kế với nhiều mảng xanh sinh thái

Không thể phủ nhận rằng, những công trình du lịch đẳng cấp vượt thời gian cùng với những giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng giúp thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam, đồng thời từng bước đưa Việt Nam thoát khỏi “danh xưng” điểm đến giá rẻ. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2019 đã tăng trưởng ngoạn mục, từ 7,9 lên 18 triệu, tăng 2,3 lần, tổng thu tăng 2,1 lần, từ 355 ngàn tỷ đồng lên 755 ngàn tỷ đồng. 

Tuy nhiên, làm sao để ngành du lịch Việt Nam có thể giữ vững phong độ, tiếp tục thăng hạng và thu hút du khách quốc tế khi đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra trên toàn cầu?

Để làm được nhiệm vụ đầy thách thức này chắc chắn cần có sự “bắt tay cùng hành động” nghiêm túc, mạnh mẽ và đồng bộ từ nhiều bên, từ Chính phủ, các bộ ngành cho đến từng địa phương, doanh nghiệp đúng như lời kêu gọi của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị toàn quốc về du lịch năm 2020 mới đây. 

Về lâu dài, theo ông Phùng Quang Thắng – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, “Chính phủ cần có nghiên cứu, quy hoạch với tầm nhìn chiến lược lâu dài để đảm bảo tính phát triển bền vững cho ngành du lịch. Mặt khác, cần lựa chọn các nhà đầu tư đủ tầm, nguồn lực để sẵn sàng biến hóa, kiến tạo, làm mới sản phẩm, dịch vụ ngay cả trong những thời điểm khủng hoảng như Covid-19”. 

Bình An - Theo Tạp chí Doanh nghiệp & Đầu tư
 















;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cuộc chạy đua của các ngân hàng thời hậu Covid-19

Dịch Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế, ảnh hưởng đến tất cả mọi ngành nghề là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, xét ở một góc độ tích cực, dịch Covid-19 lại đang thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đua của các ngân hàng và các doanh nghiệp công nghệ tài chính trong tiến trình triển khai số hóa dịch vụ và thanh toán điện tử.

Hạ mặt bằng lãi suất: ''Tiếp sức'' cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh lãi suất điều hành, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất huy động để có dư địa giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng cung ứng vốn, "tiếp sức" cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đây là lần thứ 2 hệ thống ngân hàng giảm lãi suất cho vay kể từ khi dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com