Xem nhiều

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà: Cống hiến hết mình vì sức khỏe của nhân dân

27/02/2022 09:16

Kinhte&Xahoi Từ đầu năm 2020 đến nay, đất nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng đã gặp nhiều khó khăn, thách thức do dịch Covid-19. Thế nhưng, nhờ sự vào cuộc quyết liệt, thành phố đã triển khai đồng bộ công tác phòng, chống dịch và được đánh giá cao. Có được kết quả này phải kể đến vai trò nòng cốt của đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ y tế. Nhân kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà về những đóng góp và nỗ lực cống hiến hết mình của ngành Y tế Thủ đô thời gian qua.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà.

Ngành Y tế chưa bao giờ đơn độc...

- Hai năm chống dịch Covid-19 cũng là hai năm vô cùng khó khăn và đầy thử thách đối với ngành Y tế Thủ đô. Xin đồng chí cho biết, toàn ngành đã nỗ lực vượt qua thời khắc đó như thế nào?

- Hai năm chống dịch vừa qua là thời gian vô cùng khó khăn và đầy thách thức với ngành Y tế nói chung và Y tế Thủ đô nói riêng. Đó là những khó khăn, thử thách chưa có tiền lệ. Thế nhưng, có lửa thì mới thử được vàng, có gian nan thì mới thử được sức. Có những việc chúng tôi không nghĩ mình có thể hoàn thành, nếu không được đặt vào những hoàn cảnh, thời điểm như vậy.

Đơn cử, có những bác sĩ điều trị bệnh nhân nặng, dù nhà ở ngay Hà Nội, nhưng nửa năm trời vẫn không được gặp gia đình. Đó còn là hình ảnh những y tá, điều dưỡng… cả ngày khoác lên mình bộ đồ bảo hộ, giữa cái nóng 39-40 độ ngày hè để lấy mẫu xét nghiệm, hỗ trợ người bệnh. Đó là những điểm tiêm chủng sáng đèn đến tận 2-3h sáng… Chúng tôi là những người đã “không chọn việc nhẹ nhàng” ngày đêm sát cánh cùng người dân Thủ đô chiến đấu với dịch bệnh. Dù biết rằng có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào, nhưng các y, bác sĩ, nhân viên y tế, lực lượng tuyến đầu vẫn luôn dũng cảm, ngày đêm tận tâm, tận lực cống hiến, đóng góp sức lực, trí tuệ, góp phần cùng thành phố kiểm soát tốt dịch bệnh.

- Tại hội nghị tri ân lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch Covid-19 nhân kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam vừa diễn ra, lãnh đạo Bộ Y tế đánh giá, thành phố Hà Nội đã đạt những kết quả ấn tượng trong phòng, chống dịch. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong do Covid-19 của Hà Nội thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước. Kết quả này có được là do đâu, thưa đồng chí?

- Hà Nội đã xây dựng kịch bản phòng, chống dịch từ rất sớm, từ rất xa, thậm chí nâng cao hơn một mức so với thực tế. Chính điều đó đã giúp Hà Nội luôn ở trong tâm thế chủ động, sẵn sàng ứng phó dịch bệnh. Không chỉ vậy, tùy từng thời điểm, các phương án chống dịch của thành phố cũng được thay đổi linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn và luôn bám sát chỉ đạo của Chính phủ.

Đặc biệt, trên chặng đường khó khăn đã qua, ngành Y tế Thủ đô chưa bao giờ đơn độc. Chúng tôi luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Bộ Y tế. Bộ Y tế đã luôn dành cho Hà Nội sự hỗ trợ đặc biệt từ vắc xin đến thuốc điều trị và nhân lực y tế. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị; sự chỉ đạo toàn diện, sâu sát, thường xuyên của đồng chí Bí thư Thành ủy, các đồng chí Thường trực Thành ủy; các đồng chí lãnh đạo thành phố; của tất cả các ngành, lĩnh vực…

Hiện tại, tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng, nguy kịch, tử vong của Hà Nội đang trong ngưỡng an toàn. Số bệnh nhân cần can thiệp y tế chiếm dưới 4%, số ca nguy kịch, tử vong duy trì ở mức 0,4%. Chiến lược chống dịch của thành phố hiện không tập trung quá nhiều vào ngăn chặn lây nhiễm, mà chuyển hướng sang điều trị sớm ca chuyển nặng theo từng tầng, qua đó giảm tỷ lệ tử vong.

- Theo đồng chí, qua công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua, ngành Y tế Hà Nội đã rút ra những bài học kinh nghiệm gì?

- Bài học rất quan trọng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, đó là lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể. Cùng với đó, thành phố đã triển khai quyết liệt việc bao phủ tiêm chủng vắc xin. Một bài học kinh nghiệm quan trọng nữa với Hà Nội, đó là chúng tôi luôn coi việc điều trị là then chốt, tổ chức phân tầng, phân luồng, phân tuyến điều trị một cách toàn diện, điều tiết khoa học từ sớm và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý người bệnh. Đặc biệt, trong suốt hành trình chống dịch, chúng tôi đã sống trong sức mạnh của sự đoàn kết, sự đồng lòng của mọi tầng lớp nhân dân. Và chúng tôi hiểu trong cuộc chiến này, sự vào cuộc quyết liệt, lòng quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn là điều kiện tiên quyết, vô cùng quan trọng để người dân Thủ đô vẫn có cuộc sống yên bình, dù trong những ngày dịch bệnh căng thẳng nhất.

Sẽ tiếp tục hy sinh, cống hiến hết mình...

- Sẽ thật thiếu sót, nếu "bức tranh" y tế Thủ đô thời gian qua chỉ là những mảng màu về công tác chống dịch. Xin đồng chí cho biết, ngành Y tế Thủ đô sẽ có giải pháp quyết liệt, mang tính đột phá xây dựng hệ thống y tế vừa chuyên sâu, vừa phổ cập như thế nào?

- Song song với công tác phòng, chống dịch Covid-19, chúng tôi đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng được Nhà nước và thành phố giao phó. Nhìn lại năm 2021, ngành Y tế Thủ đô đã thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, hoàn thành các kế hoạch, dự án theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Y tế và thành phố. Ngành Y tế cũng đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2026 hoàn thiện, nâng cấp hệ thống y tế từ tuyến cơ sở đến các bệnh viện tuyến thành phố để có một diện mạo khởi sắc trong những năm tiếp theo. Một trong những chiến lược trọng tâm của ngành là ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, phát triển các kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực sản khoa, ngoại khoa, ung bướu, tim mạch.

- Dự báo, tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Điều đó có nghĩa là, nhiệm vụ đặt lên vai những y, bác sĩ trong thời gian tới sẽ vẫn nặng nề, thưa đồng chí?

- Trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh dự kiến sẽ còn phức tạp, mỗi thầy thuốc, cán bộ, nhân viên y tế còn rất nhiều việc phải làm. Tôi tin rằng, bằng tấm lòng, trách nhiệm, với kỳ vọng của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và niềm tin yêu, mong mỏi của các tầng lớp nhân dân Thủ đô, mỗi y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên ngành Y sẽ luôn là những tấm gương sáng về nỗ lực phấn đấu rèn luyện vươn lên, hoàn thiện về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Để mọi nơi, mọi lúc khi thấy bác sĩ, dược sĩ, y sĩ, nhân viên y tế… là thấy hiện thân của tri thức, của danh dự, của nhân cách như lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Lương y phải như từ mẫu”. Với những nỗ lực đó, toàn ngành Y tế Thủ đô sẽ quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu công tác y tế nói chung, mục tiêu phòng, chống dịch bệnh trong năm 2022 nói riêng.

- Nhân kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, đồng chí có nhắn gửi gì tới đội ngũ những người thầy thuốc?

- Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam, tôi xin gửi tới những đồng nghiệp, y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế qua các thời kỳ lời chúc sức khỏe, lời tri ân về những đóng góp của các đồng chí cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Y tế Hà Nội.

Với tình hình dịch bệnh khó lường như hiện nay, một năm qua đi, không có nghĩa là những khó khăn sẽ qua đi. Thậm chí, những khó khăn, thử thách sắp tới sẽ còn nhiều hơn nữa. Chúng tôi xin hứa sẽ tiếp tục hy sinh, cống hiến hết mình vì sức khỏe của nhân dân.

- Trân trọng cảm ơn đồng chí!

 Thu Trang - Hà Nội mới 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Dự kiến hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho doanh nghiệp trong hai năm

Ngân hàng Nhà nước, ngày 23-2, cho biết, đang xây dựng dự thảo nghị định về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động.

Xử lý nợ xấu trong đại dịch COVID-19 thế nào?

Nghị quyết số 42 đã sắp hết hiệu lực, thời hạn thực hiện chỉ còn 6 tháng (đến 15/8/2022). Theo các chuyên gia, nếu không được tiếp tục xử lý nợ xấu theo Nghị quyết này thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho ngành ngân hàng.

Các ngân hàng tăng lãi suất để huy động vốn

Nền kinh tế đang từng bước phục hồi, cũng là lúc hệ thống ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn tăng cao phục vụ sản xuất, kinh doanh. Để tiếp tục thu hút mạnh nguồn vốn, nhiều ngân hàng không ngần ngại tăng lãi suất huy động.

Nguồn: Hà Nội mới http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doi-thoai/1025710/giam-doc-so-y-te-ha-noi-tran-thi-nhi-ha-cong-hien-het-minh-vi-suc-khoe-cua-nhan-dan

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com