Xem nhiều

Hà Nội bảo đảm đủ hàng hóa phục vụ người dân

30/03/2020 11:19

Kinhte&Xahoi Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thành phố Hà Nội đã xây dựng các kịch bản nhằm bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân với 5 cấp độ. Phóng viên Báo Hànộimới đã trao đổi với Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan để làm rõ thêm vấn đề này.

Lượng hàng hóa tại kho của các doanh nghiệp luôn bảo đảm cung ứng cho thị trường Hà Nội trong vòng 60-90 ngày. Ảnh: Thu Hằng

- Thành phố Hà Nội đang bước vào "cao điểm" phòng, chống dịch Covid-19. Xin bà cho biết về tình hình cung ứng, tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn thành phố những ngày qua?

- Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã yêu cầu tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ đời sống người dân và yêu cầu phòng, chống dịch.

Tuy nhiên, do cách hiểu chưa thống nhất dẫn đến một số địa phương đóng cửa cả những cơ sở kinh doanh thương mại, kinh doanh mặt hàng lương thực, thực phẩm. Trước tình hình đó, trong ngày 26-3, người dân lo lắng nên đi mua sắm nhiều hơn, dẫn đến lượng hàng hóa tiêu thụ gấp đôi ngày thường. Do các siêu thị, trung tâm thương mại và các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa đã có sự chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ mặt hàng thiết yếu từ rất sớm nên dù nhu cầu có tăng nhưng hàng hóa được đáp ứng kịp thời, đầy đủ, giá cả giữ ổn định.

Theo đánh giá của ngành Công Thương, nhu cầu mua hàng gia tăng cũng chỉ ở một thời điểm trong ngày 26-3 và ngay sau đó đã trở lại bình thường. Trong những ngày cuối tuần qua, nhu cầu mua hàng hóa ổn định, không có đột biến. Đặc biệt, đến nay không xuất hiện tình trạng mua tích trữ hàng như hồi đầu tháng 3. Nhìn chung, lượng hàng hóa trên địa bàn thành phố, kể cả chợ dân sinh lẫn siêu thị, trung tâm thương mại luôn dồi dào, giá cả ổn định.

- Diễn biến dịch bệnh vẫn đang rất phức tạp, ngành Công Thương đánh giá thế nào về nhu cầu hàng hóa của nhân dân?

- Chúng tôi đã tính toán cụ thể về nhu cầu hàng hóa trên địa bàn Thủ đô. Mỗi tháng bình thường, tổng giá trị hàng hóa thiết yếu tiêu thụ trên địa bàn thành phố khoảng 21.500 tỷ đồng. Trong đó, các mặt hàng chính như gạo khoảng 93.000 tấn; thịt lợn 18.500 tấn; thịt gia súc, gia cầm khoảng 11.500 tấn; rau, củ hơn 103.000 tấn; sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (mì ăn liền, cháo ăn liền, lương khô) khoảng 620.000 tấn...

Trên cơ sở đó, trong tháng có dịch, chúng tôi yêu cầu các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa, sẵn sàng cung ứng cho thị trường tăng gấp 3 lần, tức là tổng giá trị hàng hóa khoảng 64.000 tỷ đồng, trong đó gạo khoảng 279.000 tấn, thịt lợn khoảng 56.000 tấn...

- Hiện các doanh nghiệp đã chuẩn bị hàng hóa cung ứng cho thị trường như thế nào, thưa bà?

- Các doanh nghiệp cung ứng hàng lớn đã dự trữ hàng hóa từ khá sớm, đồng thời chủ động nguồn cung sẵn sàng bổ sung, đưa hàng về Hà Nội khi nhu cầu gia tăng đột biến. Hiện, lượng hàng hóa tại kho của các doanh nghiệp luôn bảo đảm cung ứng cho thị trường Hà Nội trong vòng 60-90 ngày. Vì vậy, người dân không nên lo lắng, tích trữ nhiều.

Theo số liệu chúng tôi nắm được, một số đơn vị bán lẻ lớn, như Tập đoàn Central Retail (hệ thống siêu thị Big C, Lan Chi), Tập đoàn BRG (hệ thống các siêu thị Hapro, Intimex, SEIKA mart), hệ thống siêu thị Đức Thành... đã tăng lượng dự trữ các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu từ 300% đến 500% so với bình thường. Hệ thống Co.opmart tăng lượng hàng hóa dự trữ với trị giá 1.000 tỷ đồng, sẵn sàng mở thêm các kho tạm để tăng lượng dự trữ phục vụ nhân dân.

- Thành phố đã có kịch bản ứng phó với diễn biến bất thường của dịch bệnh?

- Trong tình hình dịch Covid-19 phức tạp, thành phố Hà Nội đã xây dựng các kịch bản với 5 cấp độ bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa cho người dân.

Cụ thể, cấp độ 1 là có trường hợp bệnh xâm nhập trên địa bàn. Cấp độ 2 là khi dịch bệnh có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn. Cấp độ 3 là trên địa bàn có từ 20 đến trên 1.000 trường hợp mắc bệnh trở lên và có nhiều khu vực cách ly thuộc địa bàn nhiều quận, huyện; khi đó nhu cầu mua hàng tăng cao (từ 50% đến 100%) so với ngày bình thường. Cấp độ 4 là trên địa bàn có hơn 1.000 đến 3.000 trường hợp mắc bệnh, 30 quận huyện đều có khu cách ly; khi đó nhu cầu sử dụng hàng hóa tăng mạnh trong nhiều ngày. Cấp độ 5 là trên địa bàn có từ hơn 3.000 đến 30.000 trường hợp mắc bệnh khiến cho khoảng trên 2 triệu người dân thành phố có nguy cơ lây nhiễm cao; khi đó người dân trên địa bàn chỉ ra khỏi nơi ở để mua nhu yếu phẩm, lượng hàng hóa cần cung ứng cho người dân trên địa bàn tăng đột biến.

Ở cấp độ 1, 2, 3, Sở chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện điều tiết, luân chuyển hàng hóa không để xảy ra tình trạng thiếu hàng. Ngoài ra, Sở Công Thương Hà Nội cũng đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố phối hợp, hỗ trợ giới thiệu, kết nối với các đơn vị cung ứng mặt hàng mà Hà Nội đang xảy ra biến động để đưa về Hà Nội.

Đối với cấp độ 4 và 5, thành phố sẽ tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối dồn tổng lực hàng hóa về địa bàn Thủ đô; mở thêm các kho dự trữ hàng, các điểm bán trên các quận, huyện, thị xã; cần thiết lập thêm các kho dã chiến. Bên cạnh đó, Sở Công Thương chủ động cùng các doanh nghiệp liên hệ với các tỉnh, thành phố để đưa hàng hóa về Hà Nội phục vụ nhân dân trong thời gian ngắn nhất.

- Ngành Công Thương có khuyến cáo gì về việc phòng, chống dịch ở siêu thị?

- Hiện, các siêu thị, trung tâm thương mại đã thực hiện việc phòng, chống dịch theo khuyến cáo của ngành Y tế, như bắt buộc đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt, thường xuyên vệ sinh các bề mặt... Thành phố khuyến khích người dân sử dụng thương mại điện tử, giao hàng tại nhà. Nếu đến siêu thị cần giữ khoảng cách tối thiểu 2m, vệ sinh khử khuẩn tay thường xuyên...

- Trân trọng cảm ơn bà!


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất

Bắt đầu từ hôm nay (1/8) một loạt các ngân hàng lớn sẽ hạ lãi suất cho vay khoảng 0,5%/năm. Việc giảm lãi suất sẽ áp dụng cho các khoản vay mới thuộc các lĩnh vực ưu tiên và các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Link bài gốc http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doi-thoai/962735/ha-noi-bao-dam-du-hang-hoa-phuc-vu-nguoi-dan

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com