Xem nhiều

Hà Nội đã có trên 284 ngàn người, hộ gia đình được thụ hưởng chính sách hỗ trợ đặc thù

14/09/2021 19:20

Kinhte&Xahoi Sở Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Hà Nội cho biết, triển khai chính sách hỗ trợ đặc thù của thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15/NQ-HĐND, đến nay các địa phương đã đã rà soát và ra quyết định hỗ trợ cho hơn 284.000 người, hộ gia đình với tổng kinh phí gần 288 tỷ đồng.

Hoàn thành chi trả cho đối tượng người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo và bảo trợ xã hội

Theo Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, trước diễn biến dịch bệnh phức tạp và khó lường, nhằm đảm bảo an sinh xã hội đối với người dân trên địa bàn, đặc biệt là người có công với cách mạng, gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động mất việc làm do dịch bệnh Covid-19, ngày 13/8/2021, Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 quy định một số chính sách đặc thù của thành phố Hà Nội hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với 08 nhóm đối tượng.

Tiếp đó, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của HĐND Thành phố về quy định một số chính sách đặc thù của thành phố Hà Nội hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Chi kinh phí hỗ trợ đặc thù cho người thụ hưởng ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm

Triển khai chính sách này với sự linh hoạt và tích cực, đến hết ngày 13/9, các địa phương đã rà soát và ra quyết định hỗ trợ cho 284.826 người, hộ kinh doanh với kinh phí phê duyệt là 287,868 tỷ đồng, đã tổ chức chi trả cho 284.204 đối tượng với kinh phí 286,644 tỷ đồng.

Cụ thể, các quận, huyện, thị xã đã phê duyệt hỗ trợ cho 35.931 hộ nghèo và hộ cận nghèo với số tiền 35,931 tỷ đồng, trong đó, đã chi trả hỗ trợ được 35.919 hộ với số tiền 35,919 tỷ đồng.

Cùng đó, các quận, huyện, thị xã đã phê duyệt hỗ trợ cho 173.504 đối tượng bảo trợ với số tiền 173,504 tỷ đồng, đã chi trả hỗ trợ được 173.340 đối tượng với số tiền 173,34 tỷ đồng; Các trung tâm Bảo trợ xã hội trực thuộc Sở đã phê duyệt hỗ trợ cho 211 đối tượng bảo trợ xã hội đã được tiếp nhận vào trung tâm nhưng đang sống tại gia đình, chưa quay trở lại trung tâm với số tiền 211 triệu đồng. Các đơn vị đã thực hiện chi trả cho 206 người với số tiền 206 triệu đồng.

Đối với nhóm người người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; thương binh hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, các địa phương, đơn vị liên quan đã đã phê duyệt hỗ trợ cho 73.008 người với số tiền 73,008 tỷ đồng, trong đó, đã thực hiện chi trả hỗ trợ được 72.928 người với số tiền 72,928 tỷ đồng.

“Qua báo cáo của các quận, huyện, thị xã, với việc thực hiện chi trả hỗ trợ cho 282.393 người thuộc đối tượng người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội từ ngày 07/9/2021, đến nay, toàn Thành phố đã hoàn thành công tác chi trả hỗ trợ đối với 03 nhóm đối tượng này. Còn các nhóm đối tượng khác, các sở, ngành có liên quan và các quận, huyện, thị xã hiện đang tiếp tục triển khai thực hiện”- đại diện Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết.

721 chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục đã được hỗ trợ

Trong các nhóm đối tượng còn lại, đối với nhóm đối tượng người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT), Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có ký hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do cơ sở giáo dục tạm dừng hoạt động; Hỗ trợ bổ sung đối với người đang mang thai, người đang nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em dưới 6 tuổi, đến hết ngày 13/9, đã có 13 quận, huyện (Ba Đình, Cầu Giấy, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, Sơn Tây, Chương mỹ, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Thạch Thất, Ứng Hoà) phê duyệt và hỗ trợ cho 1.305 người với số tiền 2,82 tỷ đồng, trong đó đã chi trả hỗ trợ cho 1.171 người với số tiền 2,54 tỷ đồng).

Chi kinh phí hỗ trợ đặc thù cho người thụ hưởng tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức

Với nhóm đối tượng người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, GDNN phải chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; Hỗ trợ bổ sung đối với người đang mang thai, người đang nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em dưới 6 tuổi, có 03 địa phương (Hà Đông, Hoàn Kiếm, Sơn Tây) phê duyệt và hỗ trợ được 132 người với số tiền 200 triệu đồng.

Đáng chú ý, đối với việc hỗ trợ chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục đủ điều kiện hoạt động phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên, đến nay có 14 quận, huyện (Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàn Kiếm, Long Biên, Sơn Tây, Chương Mỹ, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Phúc Thọ, Thạch Thất, Ứng Hoà) phê duyệt cho 721 chủ cơ sở với số tiền 2,16 tỷ đồng, trong đó đã thực hiện chi trả cho 494 chủ cơ sở với số tiền 1,48 tỷ đồng.

Như vậy đến nay, Thành phố đã phê duyệt và thực hiện hỗ trợ đối với 07 nhóm trong số 08 nhóm đối tượng quy định tại Nghị quyết 15/NQ-HĐND, còn 01 nhóm chưa có kết quả phê duyệt hỗ trợ do chưa nhận được hồ sơ của đối tượng là nhóm số nhóm số 5 "Người lao động làm việc tại hộ kinh doanh chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp".

 Phạm Diệp - LĐTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giảm tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA

Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% đến dưới 70%, tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vay ưu đãi, trong khi quy định cũ tỷ lệ cho vay lại là 40% vốn vay ODA, vay ưu đãi.

link bài gốc https://laodongthudo.vn/ha-noi-da-co-tren-284-ngan-nguoi-ho-gia-dinh-duoc-thu-huong-chinh-sach-ho-tro-dac-thu-130025.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com