Xem nhiều

Hà Nội: Đảm bảo cung ứng hàng hóa đầy đủ, người dân không cần tích trữ

04/09/2021 15:18

Kinhte&Xahoi Theo Sở Công thương Hà Nội, Thành phố sẽ đảm bảo đầy đủ nguồn hàng và điều phối, cung ứng hàng hóa đầy đủ đến người dân trên địa bàn Thành phố, người dân yên tâm không cần mua sắm tích trữ, chỉ mua đủ dùng cho khoảng 3 ngày theo phiếu đi chợ.

I. Kết quả triển khai trong 3 đợt giãn cách xã hội trên địa bàn Thành phố: 
 
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Thành phố Hà Nội đã thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ để phòng chống dịch trên địa bàn. Qua 40 ngày giãn cách xã hội, nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Thành phố, Bộ Công Thương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp nên Thành phố Hà Nội đã đáp ứng đầy đủ hàng hóa phục vụ nhân dân. Mặc dù có một số chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị tạm đóng cửa nhưng chính quyền và hệ thống phân phối đã triển khai các hình thức cung ứng hàng hóa đa dạng đến người dân, hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định, người dân mua bán thuận tiện, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhân dân. Kết quả cụ thể:
 
Về nguồn cung: Các doanh nghiệp phân phối đã chuẩn bị lượng hàng hóa tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường và dự trữ trong 3 tháng; chủ động đưa hàng về các kho trong Thành phố; các cơ sở chế biến tăng công xuất để cung cấp hàng cho các hệ thống phân phối (có DN tăng 200%). Sở Công Thương đã chủ động phối hợp với Sở Công Thương, NN&PTNT cung cấp danh sách các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa cho Hà Nội, đến nay, đã có gần 1.000 DN, HTX sẵn sàng cung ứng cho Hà Nội. Nhờ đó, hàng hóa dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong mọi tình huống, giá cả cơ bản ổn định.  
 
Về phương thức bán hàng: Các hệ thống phân phối đa dạng các hình thức bán hàng (bán hàng truyền thống, bán online trên nền tảng TMĐT, bán hàng combo, đi chợ hộ, tổ chức bán hàng lưu động, bán hàng không người bán, đăng ký phục vụ 24/24/7....) để phục vụ nhân dân. Sở đã ban hành hướng dẫn mẫu “Thẻ mua hàng” triển khai trên địa bàn toàn Thành phố; Hiện, đang hướng dẫn Quy trình vận chuyển cung ứng hàng hóa đảm bảo công tác phòng chống dịch. 
 
Sở Công thương đã công khai 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu bán hàng Online để cung cấp cho người dân tham gia mua sắm trực tuyến nhờ đó giảm tải việc người dân đến trực tiếp các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh.
 
Về lưu thông hàng hóa: Thành phố đã xây dựng phương án huy động và điều động phương tiện vận chuyển hàng hóa trên địa bàn. Sở Giao thông vận tải đã duyệt cấp mã QR Code đăng ký cho các xe tham gia vận chuyển cung ứng hàng hóa. Nhờ đó, hàng hóa của các doanh nghiệp được lưu thông bình thường, đảm bảo cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn.

Về hệ thống phân phối hàng hóa: Bên cạnh việc tổ chức các điểm bán hàng hóa thiết yếu sẵn có trên địa bàn, để đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu người dân, đặc biệt khi địa bàn có các điểm bán tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Thành phố đã triển khai nhiều mô hình cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân: tổ chức 62 điểm bán hàng lưu động tại 11 quận; 13 "Siêu thị 0 đồng" hỗ trợ người nghèo, công nhân lao động đã hỗ trợ được gần 22.000 suất quà (400.000đ/suất) với tổng trị giá khoảng 8,8 tỷ đồng; chuyển đổi 342 địa điểm của các bưu cục, nhà sách, cửa hàng điện máy thành điểm bán hàng thiết yếu; trưng dụng 05 địa điểm làm nơi tập kết hàng hóa để kết nối hàng hóa cho Thành phố và giảm tải lượng hàng hóa về các chợ đầu mối, chợ có tính chất đầu mối…; Sở Công Thương đã phối hợp với Sở Y tế ban hành Hướng dẫn số 3733/HD-SCT ngày 23/8/2021 của Sở Công Thương Hà Nội để thực hiện khắc phục và mở cửa trở lại các hệ thống phân phối theo quy định để thống nhất thực hiện trên địa bàn toàn Thành phố.
 
II. Phương án đảm bảo nguồn cung, điều phối hàng hóa cho 03 Phân Vùng phục vụ giãn cách xã hội trong tình hình mới (từ 06/9-21/9/2021)
 
1. Mạng lưới cung ứng, phân phối trên toàn địa bàn Thành phố.
 
- Các hệ thống phân phối trên địa bàn gồm: 103 siêu thị, 449 chợ và 9.546 điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu; Các điểm bố trí làm kho, bán hàng lưu động: 2.500 địa điểm; Các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm: 210 đơn vị; Các doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm: 52 đơn vị;(606 cửa hàng gas; 480 cửa hàng xăng dầu; 150 kho hàng; 125 đơn vị trồng trọt các mặt hàng thiết yếu; 378 DN chăn nuôi gia súc gia cầm; 16 đơn vị có khả năng cung ứng hàng hóa phục vụ trẻ em, người cao tuổi; 52 đơn vị sản xuất khẩu trang, 05 đơn vị sản xuất nước sát khuẩn, nước rửa tay khô.
 
- Các doanh nghiệp, điểm bán có hình thức bán hàng online trực tuyến: 35 doanh nghiệp là các sàn thương mại điện tử và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu.
 
2. Về phương tiện giao thông:
 
- Tính đến ngày 31/8/2021 có: 51.111 xe ô tô được cấp Luồng xanh quốc gia; 26.133 xe máy được cấp mã QR của Sở GTVT.
 
- Xe của các quận, huyện, thị xã đã huy động tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa (bình quân 5 xe/quận, huyện).
 
- Dự kiến 528 xe tải do Sở Giao thông vận tải huy động của các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn Thành phố (450 xe vận chuyển trong thành phố, 78 xe vận chuyển ngoài thành phố).
 
3. Nguồn cung hàng hóa 
 
- Nguồn cung hàng hóa dựa trên 2 nguồn: Nguồn sản xuất trên địa bàn Thành phố và nguồn kết nối của các tỉnh, thành phố trên cả nước (Số liệu và phương án đảm bảo nguồn cung thực hiện theo Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 07/8/2021 của UBND thành phố về việc đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhân dân phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ).

 
- Đối với nguồn cung từ các tỉnh, thành phố: Có 774 doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất các tỉnh, thành phía Bắc; 326 doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất các tỉnh, thành miền Trung - Tây nguyên; trên 200 doanh nghiệp các tỉnh phía Nam sẵn sàng cung ứng hàng hóa thiết yếu cho Hà Nội. 
 
4. Về phương án điều phối, cung ứng hàng hóa cho các Phân vùng:
 
4.1. Đối với Phân vùng 1: 
 
- Về nhu cầu hàng hóa: đảm bảo cung ứng hàng hóa cho khoảng 3,78 triệu người với 10 mặt hàng lương thực thực phẩm (Gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, dầu ăn, gia vị, rau củ quả, thủy hải sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm chế biến từ ngũ cốc), 2 mặt hàng phòng chống dịch (khẩu trang kháng khuẩn và nước sát khuẩn) và 4 mặt hàng thiết yếu khác phục vụ trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ (sữa uống, giấy vệ sinh, bỉm trẻ em, bỉm người lớn, băng vệ sinh phụ nữ).
 
- Về hệ thống phân phối gồm: 78 siêu thị, 149 chợ, 5.095 điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu, 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu có hình thức bán hàng trực tuyến, 927 địa điểm sẵn sàng trưng dụng làm kho, điểm bán hàng lưu động ngay khi cần thiết.
 
- Về đảm bảo nguồn hàng và điều tiết cung ứng hàng hóa:
 
* Các doanh nghiệp hệ thống phân phối hiện đại: 
 
- Xây dựng phương án đảm bảo nguồn cung (trong và ngoài Thành phố), điều động vận chuyển cung ứng hàng hóa, nguồn nhân lực phục vụ đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của nhân dân trong Phân vùng. Chỉ được hoạt động khi đảm bảo công tác phòng chống dịch theo Phương án đã được phê duyệt.
 
- Chủ động dự trữ hàng hóa gấp 2-3 lần so với nhu cầu sử dụng bình thường của người dân tại kho hàng và tại địa điểm bán trên địa bàn trong Phân vùng 1.
 
- Chủ động đưa hàng dự trữ từ các kho hàng ngoài Phân vùng 1 vào các kho hàng thuộc các địa điểm trong Phân vùng 1 để luôn chủ động về nguồn hàng.
 
- Thường xuyên điều tiết hàng hóa tại các điểm bán theo nhu cầu tiêu dùng của người dân, không được để thiếu hàng cục bộ.
 
- Phối hợp với các Ban quản lý chợ trên địa bàn nắm nguồn cung của các tiểu thương để hỗ trợ vận chuyển cung ứng hàng hóa bán buôn cho tiểu thương các chợ (khi có nhu cầu).
 
- Phối hợp với các địa phương tổ chức bán hàng lưu động đối với các địa bàn có ít hệ thống phân phối (Hoàn Kiếm, Thanh Trì, Nam Từ Liêm, Tây Hồ) và các địa bàn có chợ bị đóng cửa (Thanh Trì, Ba Đình, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông).
 
- Khi xuất hiện tình trạng thiếu hàng cục bộ trong hệ thống phải báo cáo ngay về Sở Công Thương để điều tiết.
 
* Đối với các chợ trên địa bàn:
 
- Các tiểu thương chủ động lấy hàng từ Chợ đầu mối, chợ có tính chất đầu mối trên địa bàn nằm trong Phân Vùng 1.
 
- Các đơn vị quản lý kinh doanh khai thác chợ (gọi tắt là Ban quản lý chợ) làm đầu mối của các tiểu thương tổng hợp nhu cầu nguồn hàng, trực tiếp liên hệ với các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, các hệ thống phân phối hiện đại,… trên địa bàn Thành phố có nguồn cung để hỗ trợ tiểu thương về đầu vào nguồn cung có hàng hóa bán lẻ phục vụ nhân dân.
 
- Trong trường hợp nguồn cung chưa đủ cho các tiểu thương trong chợ, Thành phố sẽ cho vận hành các điểm trung chuyển để làm điểm giao nhận hàng hóa cho tiểu thương các chợ. 
 
* Đối với Sở Công thương:  
 
- Khi tiếp nhận báo cáo của các doanh nghiệp và địa phương về tình hình thiếu hàng hóa, Sở chỉ đạo điều tiết hàng hóa giữa các hệ thống trên địa bàn để đảm bảo cung ứng theo nhu cầu của người dân.
 
- Tiếp tục điều tiết hàng hóa của các doanh nghiệp từ Vùng 2, Vùng 3 và các tỉnh, thành phố vào Vùng 1 (khi có yêu cầu).
 
- Chỉ đạo các hệ thống phân phối tăng cường cho vận chuyển bổ sung hàng hóa về các kho hàng và điểm bán liên tục 24/24h.
 
* Đối với các quận, huyện, thi xã, các lực lượng chức năng:
 
- Đảm bảo cho các xe vận chuyển được lưu thông bình thường qua các chốt của Thành phố và các Phân vùng đảm bảo nguồn cung không bị đứt gãy, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

- Đối với các Vùng đỏ, khu vực cách ly, phong tỏa, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng Phương án cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người dân (sử dụng lực lượng Shiper, các lực lượng khác: phụ nữ, thanh niên, tổ dân phố,… để đưa hàng đến từng hộ dân hoặc đến các chốt).
 
- Tập trung chỉ đạo các lực lượng hỗ trợ các hệ thống phân phối mở lại các điểm bán đảm bảo điều kiện theo hướng dẫn của Sở Công Thương đã ban hành để đảm bảo đủ hệ thống phân phối phục vụ nhân dân.  
 
- Trong trường hợp không đáp ứng đủ báo cáo Sở Công Thương để hỗ trợ điều tiết chung trên địa bàn Thành phố. 
 
- UBND cấp huyện căn cứ các điểm bán hàng được mở cửa do Sở Công Thương công bố, quyết định tổ chức bổ sung các điểm bán hàng lưu động (nếu cần).
 
- Về điều kiện cho các xe vận chuyển hàng hóa: Để đảm bảo vận chuyển cung ứng hàng hóa đến người dân, các sở chuyên ngành rà soát danh sách các phương tiện chở hàng hóa thiết yếu gửi Công an Thành phố cấp mã nhận diện (đối với xe ô tô) và cấp Giấy phép đi đường cho các xe máy; 
 
Xe ô tô được phép hoạt động theo quy định thực hiện cung ứng, vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh, các Vùng vào Vùng 1; Các Shiper chỉ hoạt động trong Phân vùng 1.
 
Phương án điều động: Đối với các phương tiện vận chuyển (xe ô tô) của các cơ sở, HTX, doanh nghiệp,… sản xuất, kinh doanh, UBND các quận, huyện đủ điều kiện được phép lưu thông, tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa, các đơn vị chủ động điều tiết việc vận chuyển nhằm đảm bảo việc cung ứng đầy đủ hàng hóa cho nhân dân trong Phân vùng 1.
 
Trường hợp xe ô tô của các đơn vị trên không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, cần huy động các phương tiện hỗ trợ, thực hiện theo nguyên tắc điều động được xây dựng cụ thể trong phương án.

- Hình thức mua hàng: Người dân được UBND quận/huyện thực hiện phát Phiếu mua hàng 2 lần/tuần cho từng hộ gia đình trên địa bàn quận/huyện để mua hàng trực tiếp tại các điểm bán; Mua hàng theo hình thức mua hàng trực tuyến: Các đơn vị cung ứng hàng hóa thực hiện giao hàng qua nhân viên giao hàng theo địa bàn các quận/huyện; Mua hàng tại các điểm bán hàng lưu động trên địa bàn: UBND các Phường/xã thông báo cụ thể thời gian, địa điểm,… để người dân tham gia mua sắm.
 
4.2. Đối với Phân vùng 2 và Phân vùng 3:
 
-  Lượng hàng hóa: Phân vùng 2 tính cho tổng số dân là:1.634.100 người; Phân vùng 3 tính cho tổng số dân 2.684.419 người đối với 12 mặt hàng thiết yếu, 2 mặt hàng phòng chống dịch, 05 mặt hàng thiết yếu khác phục vụ trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ.
 
- Về hệ thống phân phối: 
 
Phân vùng 2: 10 siêu thị, 102 chợ, 1.178 cửa hàng tiện ích, 653 điểm bố trí bán hàng lưu động, 49 cửa hàng gas, 112 cửa hàng xăng dầu.
 
Phân vùng 3: 13 siêu thị, 198 chợ, 3.273 cửa hàng tiện ích, 838 điểm bố trí bán hàng lưu động, 304 cửa hàng gas, 242 cửa hàng xăng dầu.
 
- Về Phương án vận chuyển và cung ứng hàng hóa: Thực hiện theo Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 7/8/2021 của UBND Thành phố về việc đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhân dân phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian giãn cách xã hội. 
 
Với Phương châm chỉ đạo của Thành phố là soát thật kỹ, chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng đảm bảo không để dứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu, đảm bảo an toàn lưu thông và cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân, đặc biệt là các khu vực cách ly, phong tỏa, Thành phố Hà Nội sẽ đảm bảo đầy đủ nguồn hàng và điều phối, cung ứng hàng hóa đầy đủ đến người dân trên địa bàn Thành phố, người dân yên tâm không cần mua sắm tích trữ, chỉ mua đủ dùng cho 3 ngày/tuần theo lịch đi mua hàng. 
 
Với nguyên tắc “người dân là trung tâm, là chủ thể” để phục vụ; chỉ các cá nhân, phương tiện “được phép mới ra đường”, “ai ở đâu, ở đó”, “người ở vùng nào thì ở vùng đó”, đối với Vùng 1 mặc dù thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, người dân vẫn được UBND quận/huyện thực hiện phát Phiếu mua hàng 2 lần/tuần cho từng hộ gia đình trên địa bàn quận/huyện để mua hàng trực tiếp tại các điểm bán hàng (chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi…) và thực hiện các hình thức mua hàng tại các điểm bán hàng lưu động và mua hàng online phục vụ đầy đủ nhu cầu của người dân.

Theo HNP

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giảm tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA

Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% đến dưới 70%, tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vay ưu đãi, trong khi quy định cũ tỷ lệ cho vay lại là 40% vốn vay ODA, vay ưu đãi.

SHB chấp nhận đơn từ nhiệm của CEO Nguyễn Văn Lê

Căn cứ đơn từ nhiệm vì lý do sức khỏe của ông Nguyễn Văn Lê, tại cuộc họp HĐQT thường kỳ ngày 26/7/2021, HĐQT ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đồng ý đề xuất xin từ nhiệm chức danh Tổng giám đốc của ông Nguyễn Văn Lê từ ngày 04/8/2021.

link bài gốc https://hanoi.gov.vn/tintuc_sukien/-/hn/ZVOm7e3VDMRM/7320/2848040/ha-noi-am-bao-cung-ung-hang-hoa-ay-u-nguoi-dan-khong-can-tich-tru.html;jsessionid=uHNlxDkGltKh-8Kz86J2dx3I.app2

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com