Xem nhiều

Hà Nội “phân vùng chống dịch” - giải pháp hiệu quả cho giai đoạn mới

11/09/2021 08:05

Kinhte&Xahoi Kiểm soát chặt chẽ tại “vùng đỏ”, từng bước nới lỏng tại “vùng xanh” để tạo điều kiện phục hồi, phát triển kinh tế, trên tinh thần “an toàn đến đâu mở đến đó”. Đây là phương án phân vùng mới trong phòng, chống dịch Covid -19 đang được TP Hà Nội triển khai, nhận được sự đồng tình của người dân và cho thấy những hiệu quả thực tiễn.

Kiểm soát chặt “vùng đỏ”, giữ an toàn “vùng xanh”

 Qua ba đợt giãn cách, TP Hà Nội đã tập trung mọi nguồn lực và giải pháp hiệu quả, quyết liệt trong phát hiện, ngăn chặn, tổ chức cách ly, khoanh vùng dập dịch và điều trị. Nhờ đó, đến nay thành phố cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh, không để bùng phát trong cộng đồng.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã chỉ rõ, việc thực hiện phương án phân 3 vùng từ ngày 6/9 nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP trong tình hình mới, để kiểm soát, tầm soát y tế. Điều này vừa bảo đảm tiếp tục thực hiện triệt để biện pháp giãn cách xã hội ở “vùng đỏ”, vừa tạo điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh, chăm lo sinh kế, bảo đảm an sinh xã hội ở “vùng cam” và “vùng xanh”.

 Chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên. Ảnh: Thanh Hải

Các chuyên gia y tế nhận định, Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9/2021 của Chủ tịch UBND TP về việc Hà Nội thực hiện phân thành 3 vùng phòng, chống dịch Covid-19 từ 6/9 rất cần thiết, đúng đắn trong thời điểm này. 3 vùng với từng địa bàn cụ thể, phương án phòng, chống dịch theo từng mức độ bảo đảm quản lý chặt “vùng đỏ”, giữ vững an toàn “vùng xanh”. Có thể nói, đây là một cách làm khoa học, phù hợp với thực tiễn và điều kiện hạ tầng y tế, kinh tế - xã hội của thành phố. Đối với vùng 1 - “vùng đỏ” (vùng đang có dịch, có nguy cơ cao), tiến hành giãn cách xã hội chặt hơn để tiếp tục bóc tách F0, chặn nguồn lây ra cộng đồng và ra các “vùng xanh”, vùng tương đối an toàn. Đối với vùng 2 - "vùng cam", nguy cơ thấp hơn, tập trung đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh (công nghiệp, thương mại…) để không đứt gãy chuỗi cung ứng. Vùng 3 - "vùng xanh", tương đối an toàn, tập trung sản xuất nông nghiệp.

Đây là biện pháp khó, chưa có tiền lệ, nhưng thành phố đã chuẩn bị sẵn sàng tổ chức tốt trên cơ sở sự đồng hành, ủng hộ của Nhân dân và chỉ sau một số ngày thực hiện, đã cho thấy những hiệu quả rõ nét. Để bảo đảm thực hiện phân vùng, ngoài các chốt cứng, Hà Nội đã triển khai 39 chốt trực tại "vùng đỏ". Trong đó có triển khai 21 chốt cấp thành phố tại vị trí có mật độ giao thông cao, 9 chốt do quận, huyện quản lý và 9 chốt do xã, phường, thị trấn quản lý để kiểm soát với các cá nhân, phương tiện lưu thông theo nguyên tắc chỉ các cá nhân, phương tiện “được phép mới ra đường”, “ai ở đâu, ở đó”, “người ở vùng nào thì ở vùng đó”. Cùng với xử lý các trường hợp ra đường không đúng đối tượng, các đơn vị chức năng cũng tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân. Đa số người dân đều hiểu rằng, dù phần nào ảnh hưởng đến sinh hoạt, khi vaccine chưa đủ để tiêm, đây là biện pháp rất cần thiết, bởi nếu thả lỏng, việc lây nhiễm tràn lan sẽ rất nguy hiểm.

Tại các quận, huyện, nhanh chóng các phương án phòng, chống dịch cụ thể theo chỉ đạo mới của thành phố đã được triển khai. Tại quận Hoàn Kiếm, ngoài giữ chặt 181 “vùng xanh”, quận cũng triển khai kiểm soát “vùng đỏ”, “vùng vàng”. Ngoài bản đồ của quận, mỗi phường cũng có bản đồ riêng về các vùng, từ đó chia khu vực để kiểm soát chặt chẽ, tránh lây lan, bảo đảm ổn định cuộc sống cho người dân. Đặc biệt, ý thức của người dân trong phòng, chống dịch đã được nâng cao, 100% hộ dân đều ký cam kết bảo đảm phòng dịch; tổ dân phố kết nối Zalo với từng hộ gia đình để trao đổi, nắm bắt tình hình. Ngoài ra, quận có 108 cán bộ y tế “cắm chốt” tại 100% tổ dân phố, ngoài thực hiện chức năng phòng, chống dịch, còn nắm bắt, chăm sóc sức khỏe cho người dân có bệnh lý nền…

Quận Hai Bà Trưng cũng căn cứ theo mức độ nguy cơ của dịch Covid-19 và đặc điểm địa lý - dân số - đường giao thông - sinh hoạt - sản xuất trên địa bàn, quận Hai Bà Trưng xác định phân khu 1 là khu nguy cơ rất cao “vùng đỏ”, phân khu 2 là khu nguy cơ cao “vùng cam”, phân khu 3 là khu có nguy cơ “vùng xanh” để tăng cường công tác phòng chống dịch. Tại huyện Mê Linh, chia ra 3 phân khu, trong đó, phân khu 1 là các xã có ổ dịch đang được cách ly, phong tỏa, được xác định là vùng vẫn có nhiều nguy cơ lây nhiễm, kiểm soát chặt chẽ. Tại phân khu 2, các cơ quan, đơn vị, DN tổ chức phương án sản xuất an toàn, “3 tại chỗ” hoặc “một cung đường hai điểm đến”. Phân khu 3 được huyện Mê Linh xác định là vùng sản xuất nông nghiệp, vùng có mật độ và sinh hoạt dân cư tập trung chủ yếu nông nghiệp, không có ca bệnh mới phát sinh trên địa bàn. Hiện, các địa phương tiếp tục duy trì 393 tổ tự quản, kiểm soát “Chốt bảo vệ vùng xanh” ở các ngõ, xóm, kiên quyết bảo vệ “vùng xanh” không để lây nhiễm dịch.

Huyện Gia Lâm cũng xây dựng 3 phân khu với những mức độ phòng dịch khác nhau, trong đó Phân khu 3 (vùng xanh), tại 19/22 xã, thị trấn không có ca bệnh phát sinh các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn (không uống) được mở cửa hoạt động nhưng chỉ được bán hàng mang về; các công trình xây dựng, các cửa hàng vật liệu xây dựng được tiếp tục hoạt động, kinh doanh trở lại. Tuy số lượng các cơ sở hoạt động trở lại chưa nhiều, song việc nới lỏng này đã bước đầu tạo tín hiệu tích cực, mở ra hy vọng cho người dân sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, đảm bảo cuộc sống lâu dài.

An toàn đến đâu, mở ra đến đấy

Trong gần một tuần qua, tại các huyện thuộc “vùng xanh”, nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh bắt đầu được phục hồi, nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch. Có thể nói rằng, tại các khu vực này, trạng thái “bình thường mới” đang dần thấy rõ.

Để vừa bảo vệ “vùng xanh” hiệu quả, vừa thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa, huyện Ứng Hòa đã xây dựng phương án sản xuất để bảo đảm hàng hóa, lương thực, thực phẩm phục vụ người dân trên địa bàn huyện; đồng thời, cung cấp cho khu vực nội thành, nhất là ở các quận, huyện thuộc Vùng 1 - “vùng đỏ”. Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Phạm Anh Tuấn cho biết, toàn bộ các lối ra đồng trước đây được rào lại để bảo vệ, nay đã được tháo dỡ, sẵn sàng cho thu hoạch lúa mùa. Các vùng rau màu chuyên canh tập trung ven sông Đáy, các vùng nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia cầm cũng đang được Nhân dân duy trì sản xuất hiệu quả. Mỗi ngày, Ứng Hòa có thể cung ứng vào thị trường nội đô và các vùng lân cận hàng trăm tấn nông sản các loại.

Tại “vùng xanh” huyện Ba Vì, huyện sản xuất được duy trì ổn định đang cung ứng sản phẩm ra thị trường với số lượng lớn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở các “vùng đỏ”. Hiện nay, huyện Ba Vì cũng đã chỉ đạo cho phép nới lỏng một số hoạt động trên địa bàn như hoạt động xây dựng của các hộ gia đình. Cụ thể, mỗi công trình xây dựng không được bố trí quá 10 người làm việc và hộ gia đình hoặc chủ thầu phải có phương án phòng, chống dịch được UBND xã chấp thuận. Đồng thời, lực lượng chức năng sẽ giám sát việc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch”.

Để bảo vệ vững chắc “vùng xanh”, các vị trí giáp ranh với các thôn, xóm trên địa bàn xã, thị trấn, các chốt kiểm soát trên địa bàn huyện Chương Mỹ vẫn được duy trì. Đồng thời, huyện cũng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, phòng chống thiên tai; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ nông dân thu hoạch, tiêu thụ nông sản.

Theo Chủ tịch UBND xã Đồng Phú (huyện Chương Mỹ) Phạm Văn Hải, ngay sau khi huyện ban hành kế hoạch, xã đã chủ động tuyên truyền để người dân nắm được tinh thần, để họ chủ động trong sản xuất nông nghiệp bởi kỳ thu hoạch vụ mùa đang đến gần. Xã cũng đã lên kế hoạch gieo trồng 10ha rau xanh để phục vụ nhu cầu đời sống người dân và cung cấp cho thị trường nội huyện.

“Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch phải được đặt lên hàng đầu. Đến nay, Đồng Phú vẫn duy trì 5 chốt vùng xanh ở cả 5 thôn của xã”- ông Phạm Văn Hải cho biết.

Có thể nói, cách triển khai của Hà Nội cùng lúc đạt hai mục tiêu: Khóa chặt vùng nguy cơ cao để kiểm soát lây nhiễm, sớm giải quyết dứt điểm F0; mở rộng vùng an toàn để sản xuất, kinh doanh công nghiệp, tránh đứt gãy cho nền kinh tế. Đây chính là cách làm linh hoạt, khoa học. Cùng với thực hiện tốt thông điệp “5K + vaccine”, thành phố đang tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cấp giấy đi đường cho người dân cũng như quét mã QR tại các chốt để hạn chế tập trung đông người, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Với quyết tâm cao, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp, sự đồng thuận chung tay phòng, chống dịch Covid-19 của người dân, chắc chắn Hà Nội sẽ nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, người dân sẽ sớm được trở lại cuộc sống bình thường.

 Theo các chuyên gia, với những giải pháp như xét nghiệm diện rộng, giữ chặt “vùng xanh”, xử lý sớm các ổ dịch mới… Hà Nội đã nhanh chóng khống chế chùm ca bệnh. Tuy nhiên, để giữ vững thành quả này, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. Trong khi tỷ lệ tiêm vaccine còn thấp do nguồn cung đang rất khó khăn, chưa thể đạt miễn dịch cộng đồng, thực hiện triệt để giãn cách xã hội ở nơi nguy cơ cao là biện pháp tốt nhất hiện nay để không cho dịch vượt tầm kiểm soát.
 

 

 Trần Hà - KTĐT

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giảm tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA

Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% đến dưới 70%, tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vay ưu đãi, trong khi quy định cũ tỷ lệ cho vay lại là 40% vốn vay ODA, vay ưu đãi.

link bài gốc https://kinhtedothi.vn/ha-noi-phan-vung-chong-dich-giai-phap-hieu-qua-cho-giai-doan-moi-434351.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com