Xem nhiều

Khắc phục hạn chế, thúc đẩy liên kết Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

02/07/2022 10:34

Kinhte&Xahoi Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động liên kết Vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, do đó, cần có những thể chế rõ ràng về liên kết vùng để thúc đẩy toàn vùng phát triển.

Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) đã thu hút số lượng lớn nhà đầu tư trong và ngoài nước (Ảnh Chu Lai)

Còn nhiều hạn chế trong liên kết vùng

 Ngày 1/7, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 39-NQ/TW phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Tọa đàm Khoa học “Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới”.

Tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập xây dựng Đề án; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành thuộc các tỉnh, thành Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.

Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ, vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Đây là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh đối với cả khu vực Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Với mục tiêu đưa vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành khu vực phát triển năng động với tốc độ nhanh và bền vững, là vùng động lực phát triển cho toàn vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số quyết định, quy chế, chỉ thị nhằm tổ chức, vận hành và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển các vùng KTTĐ, trong đó có vùng KTTĐ miền Trung.

Mặc dù vùng kinh tế trọng điểm miền Trung duy trì được mức tăng trưởng cao trong thời gian dài, tuy nhiên quy mô nền kinh tế vùng còn tương đối nhỏ và chiếm tỷ trọng khá thấp trong nền kinh tế Việt Nam. Năm 2001, quy mô GRDP toàn vùng chỉ chiếm khoảng 5% GDP cả nước, đến năm 2019 cũng chỉ chiếm 7,09%.

Xuất phát điểm của kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn thấp, đóng góp kinh tế của vùng trong nền kinh tế quốc gia chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng kinh tế động lực.

GRDP của các địa phương trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2001 - 2019 tăng bình quân 10,25%/năm

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động liên kết Vùng KTTĐ miền Trung vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể, các thỏa thuận liên kết trong vùng còn mang tính hình thức, hành chính, nặng về quyết tâm chính trị, chưa có sự phối hợp thực chất; Liên kết trong xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch còn yếu và thiếu hiệu quả. Thứ ba, các hoạt động liên kết theo ngành, lĩnh vực sản xuất chưa phát huy hiệu quả.

Bên cạnh đó, kết nối về đầu tư còn rời rạc, chưa có cơ chế thống nhất, nhất là trong các khu kinh tế, khu công nghiệp; Đồng thời, kết nối về đào tạo và sử dụng lao động chưa có trọng tâm, chưa đáp ứng quy mô của vùng; Kết nối về khoa học, công nghệ, thông tin truyền thông còn khiêm tốn, chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về các ngành, lĩnh vực ưu tiên liên kết vùng và nguồn lực.

Các địa phương nội vùng duy trì được mức tăng trưởng cao. Thành phố Đà Nẵng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất vùng, bình quân 12,05%/năm. Tiếp đến là Quảng Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,58%/năm.

Quảng Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài là nhờ vào vai trò quan trọng của khu kinh tế mở Chu Lai, trong đó khu phức hợp ô tô Chu Lai Trường Hải đã góp phẩn phát triển ngành công nghiệp cơ khí ô tô Việt Nam, tạo ra một số sản phẩm công nghiệp có giá trị lớn, có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Quảng Ngãi đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong thời kỳ dài (11,19%/năm), nhờ vào đóng góp của Nhà máy lọc dầu Dung Quất từ năm 2009. Tỉnh Bình Định có tốc độ tăng trưởng khoảng 8,73%/năm.

Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định

Cần có cơ chế điều phối đủ mạnh

Hầu hết đại diện lãnh đạo các địa phương, đặc biệt là các chuyên gia, nhà khoa học trong Nhóm tư vấn, Tổ điều phối vùng đều cho rằng, chưa có thể chế rõ ràng về liên kết vùng với cơ chế điều phối đủ mạnh, rõ ràng để Hội đồng vùng và các địa phương trong vùng phối hợp hiệu quả; Thiếu cơ chế có hiệu quả và hiệu lực để triển khai các cam kết hợp tác và liên kết; thiếu cơ chế tài chính cho hoạt động liên kết vùng và thiếu một cơ chế chia sẻ thông tin giữa các cơ quan điều phối trong vùng.

Cơ chế chia sẻ lợi ích, trách nhiệm giữa các địa phương khi có nguồn thu, chi phí từ các hoạt động liên kết chưa được luật hóa, hiện Luật Ngân sách Nhà nước phân cấp cho mỗi địa phương nguồn thu và nhiệm vụ chi dẫn tới cạnh tranh giữa chính quyền các địa phương trong việc “thu hút”, “lôi kéo” các dự án đầu tư, hạ tầng để phát triển địa bàn mình nhằm tăng thu, thay vì liên kết để cùng hưởng lợi.

Bên cạnh đó, với hình thức liên kết tự nguyện, do thiếu quy định pháp lý về chia sẻ lợi ích cho ngân sách mỗi tỉnh dẫn tới giảm động cơ liên kết, phối hợp; Các thỏa thuận hợp tác, khung hợp tác, tầm nhìn chiến lược liên kết vùng, tiểu vùng thiếu cụ thể, chưa đề cập tới.

Việc chỉ dừng ở thỏa thuận mà không được nâng lên thành hợp đồng kinh tế, có tính ràng buộc về lợi ích và trách nhiệm cụ thể hoặc đưa vào nghị quyết HĐND mỗi tỉnh theo quy định Luật Ngân sách và Luật Tổ chức chính quyền địa phương làm cho các thỏa thuận mang tính hình thức.

Khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế quan trọng của quốc gia (Ảnh HP)

Theo Bộ Xây dựng, 5 tỉnh phải tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp theo tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam. Cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, trong đó xác định biển là trung tâm để tính toán quy hoạch.

Tập trung xây dựng, phát triển hệ thống đô thị bền vững và đồng bộ về mạng lưới; Xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị; Cuối cùng là phát triển kinh tế khu vực đô thị; Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính và đầu tư phát triển đô thị.

PGS.TS Bùi Quang Bình, Trường Đại học Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) cho rằng các vùng DHMT phải thay đổi nhận thức về vấn đề liên kết, tham gia liên kết là tự nguyện và vì lợi ích của chính mình; Xây dựng cơ sở pháp lý cho liên kết vùng trên cơ sở bổ sung và hoàn thiện các luật đã có; Xây dựng các mô hình thể chế quản trị vùng (hội đồng vùng) phù hợp với nhu cầu thực tiễn; Đảm bảo tiến độ và chất lượng xây dựng quy hoạch tỉnh, vùng, ngành và quốc gia tời kỳ tới 2030 và tầm nhìn tới 2050; Có thể nghiên cứu để thực hiện phân cấp cho hội đồng vùng quyết định tập thể.

Festival Huế đem lại một diện mạo mới, sức sống mới cho vùng đất Cố Đô

Theo Ts Hoàng Hồng Hiệp và Ths Châu Ngọc Hòe thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, cần có chính sách thu hút FDI vào vùng Duyên hải Nam Trung Bộ như: Trung ương và các địa phương phải chuẩn bị ngay các tiền đề, cơ chế chính sách quan trọng để thu hút nguồn vốn này; Chú trọng hơn đến các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp FDI một cách cụ thể, chất lượng; Đặc biệt, phải đảm bảo được tính công bằng.

Các địa phương nội vùng cần nâng cao sức mạnh thiết chế pháp lý tại địa phương, nhất là đối với cơ quan quản lý nhà nước cấp cơ sở, cơ quan tư pháp, đảm bảo sự đối xử minh bạch, công bằng giữa mọi thành phần kinh tế và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Được biết, báo cáo ngân sách dành cho công dân - dự toán ngân sách nhà nước năm 2022" của Bộ Tài chính, 3 trong số 5 tỉnh, thành Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi) thuộc nhóm 18/63 tỉnh, thành trên cả nước có số thu ngân sách điều tiết về ngân sách Trung ương, tỉ lệ rất lớn so với các tiểu vùng thuộc vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ cũng như các vùng kinh tế - xã hội nói chung.

Đoàn Minh- TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đầu tuần, giá vàng tăng mạnh

Ngày đầu tuần 28-2, giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại, một số nơi đưa giá vượt mốc 66 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng điều chỉnh phương thức tính phí dịch vụ SMS banking

Thời gian gần đây, một số ngân hàng điều chỉnh phương thức tính phí dịch vụ SMS banking từ cố định hằng tháng sang tính theo số lượng tin nhắn. Thay vì mức phí thông thường là 11.000 đồng/tháng, mức phí SMS banking phải trả cho một số ngân hàng trong tháng 1-2022 lên tới 55.000 đồng hoặc 77.000 đồng.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/khac-phuc-han-che-thuc-day-lien-ket-vung-kinh-te-trong-diem-mien-trung-200016.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com