Xem nhiều

“Khó trăm đường” tiêu thụ nông sản vùng dịch

22/02/2021 15:10

Kinhte&Xahoi Chỉ riêng mặt hàng cà rốt của 1 xã vùng dịch ở tỉnh Hải Dương đang vào vụ thu hoạch đã hơn 50.000 tấn, chưa kể diện tích cà rốt được nông dân thuê trồng ở vùng khác còn lớn hơn nhiều. Bên cạnh đó, hàng trăm nghìn tấn cà chua, bắp cải, su hào củ cải, hành tỏi… của tỉnh Hải Dương cũng cần tiêu thụ sớm. Thế nhưng, việc lưu thông nông sản cho Hải Dương hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Nông sản vùng dịch tỉnh Hải Dương đang vào vụ thu hoạch, cần được tiêu thụ. Ảnh: Sở Công thương Hải Dương

Hàng trăm nghìn tấn nông sản xuất khẩu có nguy cơ đổ bỏ

Trưa 21.2, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Quang Phúc - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hải Dương - cho biết: Vùng trồng nông sản của Hải Dương tập trung tại nhiều huyện. Trong đó, rau củ quả tươi tập trung tại các huyện Tứ Kỳ, Kim Thành, Gia Lộc, Cẩm Giàng; còn các loại sản phẩm nông nghiệp có thể tích trữ như hành, tỏi chủ yếu được trồng ở Kim Môn.

Sản phẩm tươi như cà rốt, su hào, bắp cải, rau củi thì không thể để lâu được. Đây là những sản phẩm cần giải cứu nhất và có sản lượng lớn nhất. Hải Dương rất cần sự chia sẻ của cộng đồng trong việc tiêu thụ sản phẩm cho bà con bởi nếu Hải Dương vẫn “đóng băng” và sản phẩm của Hải Dương không đi được thì không chỉ riêng tỉnh Hải Dương khó khăn mà ngay cả các địa phương khác cũng khó khăn khi rau củ đắt lên vì thiếu nguồn cung.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Quang Phúc, chỉ riêng xã Đức Chính thuộc huyện Cẩm Giàng, riêng củ cà rốt ước tính còn khoảng 50.000 tấn đang ở thời điểm thu hoạch. Còn chưa tính số lượng lớn hơn thuộc diện tích cà rốt mà người dân Đức Chính đi thuê tại huyện khác và tỉnh khác để trồng. Tỉnh Hải Dương đã có báo cáo gửi Bộ Công Thương, gửi Chính phủ đề nghị hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Hải Dương cũng phối hợp với các tỉnh bạn, đặc biệt là TP.Hải Phòng - nơi có cảng xuất khẩu (XK) để Hải Dương có thể XK rau củ quả, đặc biệt là bắp cải, cà rốt.

"Thực sự là việc này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chiều 20.2 và sáng 21.2, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương trực tiếp đi thị sát các vùng trồng rau củ quả, gặp gỡ các doanh nghiệp (DN), họp với lãnh đạo Công an tỉnh, Giao thông - Vận tải (GTVT), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) để tháo gỡ. Nhưng hiện nay, kết quả chưa thể nói được gì vì phạm vi này thuộc tầm tỉnh và phải gỡ cơ chế đồng bộ giữa Trung ương và địa phương, đặc biệt là giữa Hải Dương và các tỉnh khác” - ông Nguyễn Quang Phúc nói.

Theo ông Nguyễn Quang Phúc, đúng là Hải Dương là vùng dịch, nhưng không phải toàn bộ tỉnh Hải Dương có dịch. Ngay tại các điểm dịch chúng tôi đều áp dụng phong tỏa trong phong tỏa, phong tỏa chặt chẽ trong phạm vi hẹp, đặc biệt là tại khu vực có ca COVID-19 dương tính. Đến thời điểm này Hải Dương vẫn kiên trì mục tiêu chống dịch, dập dịch và phát triển sản xuất theo mục tiêu kép của Chính phủ.

“Rất nhiều mặt hàng từ tỉnh ngoài vẫn vào Hải Dương và hàng hóa của Hải Dương vẫn đi các tỉnh khác. Tuy nhiên, tôi không tiện chỉ đích danh, cũng có những địa phương dù có những văn bản tưởng chừng đáp ứng được yêu cầu nhưng khi triển khai thì còn rất nhiều vướng mắc” - ông Nguyễn Quang Phúc nêu ý kiến.

Nói thêm về những khó khăn của Hải Dương khi tiêu thụ nông sản, ông Phạm Thanh Hải - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hải Dương - cho hay, từ ngày 16.2, TP.Hải Phòng có văn bản cấm các xe hàng từ Hải Dương vào thì tỉnh Hải Dương đã có văn bản gửi Hải Phòng đề nghị tháo gỡ khó khăn. Sau đó, cùng với sự vào cuộc của báo chí, Hải Phòng đã "chỉ đạo miệng" cho phép đi (xe nông sản-PV), tuy nhiên, vận hành tại các chốt thực địa vẫn ngăn cản và gây nhiều khó khăn.

“Khó khăn nhất là hiện nay Hải Phòng quy định tại thông báo số 62 là: Xe của Hải Phòng vào Hải Dương để lấy hàng khi quay về phải thực hiện cách ly 14 ngày nên xe của Hải Phòng không vào. Còn xe của Hải Dương đến thì họ bắt buộc xét nghiệm PCR COVID-19 của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương. Hiện nay, CDC Hải Dương đang căng lực lượng để thực hiện xét nghiệm các ca dịch bệnh F0, F1, F2… Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh còn 4 đơn vị nữa được Bộ Y tế cấp phép chứng nhận PCR COVID-19 nhưng phía Hải Phòng không chấp nhận các chứng nhận kết quả này.

“Do đó, xe của Hải Dương xuống đến nơi đều phải quay đầu. Từ ngày 19.2, trên tuyến đường 5 cũ có đỡ hơn, nhưng hàng nông sản vẫn chưa vào được (vào Hải Phòng - PV), chỉ có hàng công nghiệp được vào. Họ lấy lý do kiểm dịch dù thực tế hàng nông sản của Hải Dương đảm bảo vấn đề an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, phải trải qua nhiều chốt kiểm dịch của Hải Dương rất ngặt nghèo chứ không phải 1-2 chốt. Những container đông lạnh đã đóng hộp, đóng gói sẵn của Hải Dương để xuất sang Nhật, Malaysia, Hàn Quốc… cũng không được chuyển vào cảng, trong khi 80% nông sản của Hải Dương xuất khẩu đi nước ngoài đều qua cảng Hải Phòng” - ông Phạm Thanh Hải chia sẻ.

Cũng theo ý kiến của ông Phạm Thanh Hải, hiện nay, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang… đã tạo điều kiện rất tốt để Hải Dương tiêu thụ nông sản. Nhưng khó khăn nhất hiện nay của Hải Dương không phải là các thương nhân không về mua, mà do xe hàng không vận chuyển được qua các chốt của một vài địa phương, đặc biệt là Hải Phòng như đã nói ở trên. Ngoài ra, để đưa hàng vào các tỉnh phía Nam, xe phải qua một số địa phương như Hưng Yên, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An… nhưng hiện nay rất khó. Cụ thể như Hưng Yên cũng không cho xe hàng chạy qua nếu không có chứng nhận PCR.

Không từ chối nông sản của Hải Dương

Trong mấy ngày qua, các trang mạng xã hội xuất hiện các thông tin “giải cứu” nông sản Hải Dương do một số cá nhân thực hiện. Các nông sản của Hải Dương được bán theo combo 10kg với giá từ 30.000-70.000 đồng/10kg tùy loại. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu việc giải cứu nông sản chỉ diễn ra bộc phát, không có sự tổ chức bài bản và có sự tham gia của ngành Công Thương thì sẽ không đạt hiệu quả, chưa kể có khả năng một số cá nhân lợi dụng giải cứu để bán hàng, nhập nhèm thông tin, lẫn lộn hàng hóa, thậm chí có thể làm lây nhiễm dịch bệnh...

Để hỗ trợ Hải Dương tiêu thụ sản phẩm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã có văn bản gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đề nghị hỗ trợ đẩy mạnh lưu thông, tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa của Hải Dương.

“Chiều 20.2, tôi đã có cuộc họp với một số doanh nghiệp, siêu thị và các doanh nghiệp, siêu thị cho hay sẵn sàng thu mua, hỗ trợ Hải Dương tiêu thụ nông sản” - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Hà Nội - nói rằng: DN đang phối hợp với Liên minh HTX Việt Nam ngoài bán trong siêu thị, thì còn thực hiện bán tại các điểm của Liên minh HTX. Tại Hà Nội, rau quả Hải Dương và các vùng rau khác sẽ được bán tại 10 điểm. Trong đó, sáng 22.2, Co.op Mart khai trương điểm bán đầu tiên trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân - Hà Nội) với khoảng 4-5 tấn rau, củ, quả…

“Với sự hỗ trợ rất bài bản của Bộ Y tế hỗ trợ bà con Hải Dương chống dịch, sự giám sát sát sao của cơ quan y tế, lực lượng phòng chống dịch, lực lượng cảnh sát, giao thông… tất cả xe hàng đều được phun hóa chất tiêu độc khử trùng phòng chống dịch. Lái xe vận chuyển đều được chuyên gia của cơ quan phòng dịch y tế kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm nhiều lần và âm tính với virus gây bệnh mới được tham gia vận chuyển. Tất cả sản phẩm đều phải đạt an toàn mới được vận chuyển đi tiêu thụ” - bà Dung khẳng định.

Theo Bộ Công Thương, qua trao đổi, các siêu thị tại Hà Nội cho hay sẵn sàng thu mua nông sản của Hải Dương để tiêu thụ. Nhưng Hải Dương cần tháo gỡ khó khăn về logistic, bởi các DN không thể đến thu mua tận nơi khi địa phương này đang thực hiện phong tỏa để phòng, chống dịch COVID-19.

 Phong Nguyễn - Theo Báo Lao động

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cuộc chạy đua của các ngân hàng thời hậu Covid-19

Dịch Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế, ảnh hưởng đến tất cả mọi ngành nghề là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, xét ở một góc độ tích cực, dịch Covid-19 lại đang thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đua của các ngân hàng và các doanh nghiệp công nghệ tài chính trong tiến trình triển khai số hóa dịch vụ và thanh toán điện tử.

Hạ mặt bằng lãi suất: ''Tiếp sức'' cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh lãi suất điều hành, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất huy động để có dư địa giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng cung ứng vốn, "tiếp sức" cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đây là lần thứ 2 hệ thống ngân hàng giảm lãi suất cho vay kể từ khi dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/kho-tram-duong-tieu-thu-nong-san-vung-dich-d149125.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com