Xem nhiều

Lao động tự do chật vật trong dịch Covid-19: Không ai bị bỏ lại phía sau

18/04/2020 15:57

Kinhte&Xahoi Trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19, lao động tự do là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất; nhưng họ đã và đang nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nhu yếu phẩm, tiền mặt để trải qua cuộc chiến đầy cam go, thử thách này.

Hỗ trợ nhiều hộ khó khăn vì Covid -19

Lúc chưa xảy ra đại dịch Covid -19, mọi người đi ngoài đường phố sẽ thấy rất nhiều lao động tự do bán rau dưa, đánh giày, bán báo, bốc vác... Thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ giãn cách xã hội, họ là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên và nghiêm trọng nhất, vì không thể đi làm, tiền tích lũy chẳng có, chẳng biết bấu víu vào đâu.

Trường hợp bà Đặng Thị Thu ở phố Nguyễn Văn Tố (44 Nguyễn Văn Tố, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm) là một ví dụ. Trước dịch, bà Thu và người mẹ già hơn 80 tuổi từ bán hàng nước được khoảng 100.000 đồng/ngày. Nhiều ngày nay, hai mẹ con đã nghỉ bán hàng. Bản thân bà Thu bị u phổi vừa mới ra viện, sức khỏe còn yếu.

 Những người lao động tự do là đối tượng chịu ảnh hưởng hơn cả do dịch Covid-19. Ảnh: Phạm Hùng

Trong căn buồng nhỏ rộng chừng 6m2 - trên tầng 2 chỉ đủ kê 1 cái giường đơn, ti vi bé và 1 tủ lạnh cũ kỹ, bà Thu xúc động khi các cán bộ quận Hoàn Kiếm và phường Cửa Đông đến thăm: “Trước đây, tôi phụ mẹ bán hàng nước nhưng chẳng đủ ăn, cậu em trai làm xe ôm phụ thêm gạo mắm. Cùng với 700.000 đồng lương tử tuất hàng tháng, mẹ con bà cháu sống tằn tiện qua ngày. Dịch bệnh khiến chúng tôi khó khăn quá. Rất may chúng tôi nhận được sự hỗ trợ của quận, phường là tiền, gạo, mỳ, dầu ăn, bột ngọt... nên vẫn tạm ổn”.

Tại phường Văn Chương - nơi có 35 hộ nghèo, 27 hộ cận nghèo nhiều nhất trong số các phường của quận Đống Đa, đã có nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn vì Covid-19. Nhưng khó khăn nhất vẫn là những người bị bệnh, lao động làm nghề tự do.

Mang phần quà là 5kg gạo và một bao lương thực của tổ chức tài trợ đến cho gia đình bà Đỗ Thị Minh ở phường Văn Chương, chúng tôi không thể cầm lòng. Một thanh niên chừng 20 tuổi đang nằm co quắp trên giường kêu la.

“Cháu bị bại não bẩm sinh. Chồng tôi bị tai biến, làm nghề đạp xích lô nhưng hiện nay nghỉ làm, cuộc sống vô cùng khó khăn. Mỗi tháng chúng tôi chỉ trông vào 700.000 đồng trợ cấp của con và 350.000 đồng chăm sóc. Trong đại dịch thế, gia đình tôi rất vui quận, phường tặng gạo, mỳ tôm, bánh kẹo... kịp thời, giúp chống chọi với dịch và bệnh tật” - bà Minh 62 tuổi chia sẻ.

Cùng nhau vượt qua đại dịch

Khi Chính phủ đưa ra Nghị quyết 42 về các giải pháp hỗ trợ cho các đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid-19, các quận, huyện, xã, phường trên địa bàn TP Hà Nội đã chủ động bàn cách hỗ trợ. Đảng ủy và chính quyền các phường đã rất nỗ lực, tìm mọi giải pháp để hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn.

Bí thư Đảng ủy phường Văn Chương Khuất Ngọc Trường thông tin: Thực hiện Chỉ thị 31 của TP về thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Đảng ủy phường đã xây dựng kế hoạch và triển khai tới 100% các chi bộ, đoàn thể. Trong đó, quan tâm, chăm lo tới các đối tượng gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người yếu thế, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

 Người lao động tự do gặp khó khăn nhận hỗ trợ lương thực miễn phí tại một điểm ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

“Chúng tôi đã chỉ đạo các MTTQ, ban ngành đoàn thể kêu gọi toàn thể Nhân dân để chung tay chia sẻ những khó khăn. Đặc biệt là hỗ trợ khẩu trang, nước rửa tay cũng như gạo, mỳ tôm, dầu ăn, các nhu yếu phẩm cần thiết để cho bà con vượt qua giai đoạn dịch bệnh Covid -19” - ông Trường nhấn mạnh.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường Văn Chương Nguyễn Thị Hoa thông tin thêm: “Chúng tôi lên danh sách rà soát hộ khó khăn để kêu gọi các nhà tài trợ và đã tổ chức 2 đợt phát gạo cho các hộ nghèo. Hiện nay, các hội đoàn thể ở khu dân cư tiếp tục kêu gọi hỗ trợ, để động viên tinh thần và vật chất cho các hộ gia đình”.

Không có nhiều lao động tự do nhưng trong thời gian diễn ra dịch bệnh, Đảng ủy - UBND phường Cửa Đông đã lên kế hoạch hỗ trợ các đối tượng yếu thế. Trong đó tập trung vào nhóm hộ cận nghèo, hộ khó khăn, hộ cách ly không có điều kiện để đảm bảo về an sinh xã hội. Đồng thời, huy động nguồn lực của các nhà hảo tâm trên địa bàn phường cùng phối hợp với quận trao nhiều suất quà bao gồm gạo, mỳ tôm, dầu ăn để đảm bảo nhu cầu tối thiểu của những người yếu thế. Vì thế, trước mắt đời sống của những hộ khó khăn trên địa bàn phường được đảm bảo.

Phó Chủ tịch UBND phường Cửa Đông Nguyễn Đức Long thông tin và cho biết thêm: Giai đoạn tiếp sau đó chúng tôi đã hỗ trợ những hộ chính sách, hộ khuyết tật và gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Bà Trần Thị Thu Hiền là cán bộ phường Cửa Đông, trực tiếp phụ trách mảng LĐTB&XH tiếp lời: Phường đã trích quỹ người nghèo hỗ trợ cho 15 hộ cận nghèo, mỗi hộ 500.000 đồng và hỗ trợ 6 hộ khó khăn đột xuất 500.000 đồng/hộ cùng với gạo, dầu ăn, gia vị, mỳ tôm. Các hộ được hỗ trợ gạo thường xuyên. Ngoài ra, có nhiều trường hợp khác được các nhà hảo tâm hỗ trợ.

Không bỏ sót trường hợp nào bị tổn thương vì dịch bệnh

Làm sao để đảm bảo những phần quà hỗ trợ đến đúng và đủ đối tượng là vấn đề được nhiều người quan tâm, để tránh tình trạng người được nhận nhiều lần nhưng lại có trường hợp không có. Để giải quyết vấn đề này, quận Hoàn Kiếm đã đề nghị Ủy ban MTTQ quận, các tổ chức đoàn thể và 18 phường, trong đó hạt nhân là Phòng LĐTB&XH chủ động vận động các nguồn lực xã hội hóa. Đồng thời, rà soát các đối tượng là hộ gia đình chính sách, gia đình khó khăn, người già yếu thế, người già cô đơn, những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19 để tập trung chăm lo trợ giúp.

Lao động tự do là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều do dịch Covid-19. Ảnh: Công Hùng

Phó trưởng Phòng LĐTB&XH quận Hoàn Kiếm Lê Thị Mỵ thông tin: Tính đến ngày 12/4, toàn quận đã hỗ trợ cho 2.861 lượt người với tổng số tiền hơn 2,1 tỷ đồng, từ 3 nguồn quỹ (Đền ơn đáp nghĩa, Vì người nghèo, Bảo trợ trẻ em của quận, phường) và vận động xã hội hóa. Số quà tặng được gửi tới các phường theo những khung giờ khác nhau để thực hiện giãn cách xã hội.

Chia sẻ về giải pháp chuyển quà đến đúng người khó khăn, bà Đào Thị Minh Hiền - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Đống Đa, cho biết: MTTQ quận thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ trưởng dân phố, các chi cục thuế, quản lý thị trường, phòng LĐTB&XH để rà soát nắm rõ tình hình các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Sau đó, MTTQ quận lên danh sách và đề xuất Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của quận hỗ trợ mỗi hộ 500.000 đồng. Chúng tôi phối hợp với các nhà hảo tâm hàng ngày phát cho mỗi hộ 1 suất quà, tuy là nhỏ nhưng thường xuyên, đến đúng đối tượng.

Từ đầu mùa dịch đến ngày 14/4, quận Đống Đa đã vận động được hơn 1,577 tỷ đồng. Cùng với đó là nhiều nhu yếu phẩm (4 tấn gạo; 21.000 khẩu trang vải; 1.130 bộ quần áo; 25.000 chai nước sát khuẩn, mỳ tôm, dầu ăn...) được vận động đã tặng hết cho các hộ gia đình khó khăn...

Cán bộ LĐTB&XH phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Nguyễn Bình Minh cho biết: Đến nay, công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được triển khai rất bài bản ở khu dân cư đến các tổ dân phố. Và, qua cả kênh MTTQ ở tổ dân phố lên danh sách và gửi về phường. Vì thế, quà thiện nguyện của các đơn vị sẽ đến đúng địa chỉ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn phường, không ai bị bỏ sót.

Các quận, phường lại có những cách làm khác nhau để quà được trao đến được đúng đối tượng. Chẳng hạn, quận Đống Đa, đội ngũ cán bộ cơ sở (Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận) trực tiếp nhận quà từ các nguồn do MTTQ quận điều phối chuyển xuống và phát đến từng hộ. Như thế, các gia đình không phải đến tận nơi xếp hàng và không cần chứng minh hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Trong khi đó, các thành viên trong Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 phường Cửa Đông và các phường khác trên địa bàn quận Hoàn Kiếm phân công nhau trực tiếp chuyển quà xuống đến từng hộ gia đình vừa để tuyên truyền phòng chống dịch, động viên cũng như hỏi xem có đề xuất gì thì sẽ họp bàn cách giúp đỡ.

Với sự vào cuộc của các hệ thống chính trị, sự bám sát của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chung tay, hy vọng công tác phòng chống dịch Covid-19 của cả nước sẽ thành công và không có người nào bị tổn thương vì Covid-19 bị bỏ lại phía sau.

"Trước đây, tôi phụ mẹ bán hàng nước nhưng chẳng đủ ăn, cậu em trai làm xe ôm phụ thêm gạo mắm. Cùng với 700.000 đồng lương tử tuất hàng tháng, mẹ con bà cháu sống tằn tiện qua ngày. Dịch bệnh khiến chúng tôi khó khăn quá. Rất may chúng tôi nhận được sự hỗ trợ của quận, phường là tiền, gạo, mỳ, dầu ăn, bột ngọt... nên vẫn tạm ổn. " - Bà Đặng Thị Thu - ở phố Nguyễn Văn Tố , phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất

Bắt đầu từ hôm nay (1/8) một loạt các ngân hàng lớn sẽ hạ lãi suất cho vay khoảng 0,5%/năm. Việc giảm lãi suất sẽ áp dụng cho các khoản vay mới thuộc các lĩnh vực ưu tiên và các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Link bài gốc http://kinhtedothi.vn/lao-dong-tu-do-chat-vat-trong-dich-covid-19-khong-ai-bi-bo-lai-phia-sau-381578.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com