Xem nhiều

Mì ăn liền Hàn Quốc thắng lớn nhờ COVID-19 và văn hoá K-pop

27/04/2022 21:03

Kinhte&Xahoi Xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc đã tăng 20% ​​so với cùng kỳ vào tháng 3 vừa qua do sự phổ biến toàn cầu của văn hóa đại chúng Hàn Quốc và đại dịch COVID-19.

Theo dữ liệu của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, xuất khẩu mì ăn liền (tiếng Hàn còn gọi là ramyeon) của nền kinh tế lớn thứ tư Châu Á trong 1 tháng đã đạt trị giá 71,58 triệu USD, tăng mạnh so với mức 59,62 triệu USD cùng kỳ năm trước.

Từ tháng Ba, xuất khẩu mì ramyeon ra nước ngoài đã tăng 35,8%. Đây cũng là tháng ghi dấu lần đầu tiên xuất khẩu mì ăn liền của nước này đạt mốc 70 triệu USD.

Xuất khẩu mì ăn liền Hàn Quốc cán mốc 70 triệu USD/tháng (Ảnh: Yonhap)

Mức tăng xuất khẩu mì ăn liền Hàn Quốc được cho là nhờ sự phổ biến toàn cầu của phim ảnh và âm nhạc của nước này.

Những người hâm mộ K-Pop tỏ ra rất thích sản phẩm Chapaguri, món mì gây dấu ấn trong bộ phim Ký sinh trùng (Parasite) đoạt giải Oscar, và hỗn hợp mì tương đen Chapaghetti với mì cay dạng udon Neoguri.

Bên cạnh đó, trong thời gian đại dịch Covid-19 hoành hành, mì ăn liền cũng là một thức ăn tiện lợi và được nhiều người sử dụng khi bị hạn chế ra ngoài.

Theo thống kê trong tháng 3, Trung Quốc là thị trường nước ngoài lớn nhất của mì ăn liền Hàn Quốc, với doanh thu xuất khẩu đạt 19,08 triệu USD. Xếp thứ 2 là Mỹ với 9,75 triệu USD, tiếp theo là Nhật Bản (5,71 triệu USD), Thái Lan (2,9 triệu USD) và Canada (2,89 triệu USD).

Các nhà phân tích cho biết số mì ăn liền Hàn Quốc bán tại các nước trong tháng 3 cao hơn nhiều so với con số trên, do nhiều công ty Hàn Quốc có nhà máy ở nước ngoài và bán ngay tại các nước đó.

Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) thống kê, nhu cầu về mì ăn liền toàn cầu năm 2019 tăng 3,45% so với năm trước đó nhưng năm 2020 đã tăng 14,79% so với năm 2019 do nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh dưới tác động của dịch COVID-19.

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường Facts and Factors, doanh thu của mặt hàng này dự kiến sẽ tăng từ 45,67 tỷ USD trong năm 2020 lên 73,55 tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm sẽ đạt 6%/năm trong giai đoạn 2021-2026.

Điều này cho thấy tiềm năng phát triển kinh doanh mì ăn liền trên cả thị trường nội địa và thị trường thế giới khá cao.

Nhu cầu sử dụng mì ăn liền của người tiêu dùng tăng mạnh do sự tác động của COVID-19 (Ảnh: Yonhap)

Từ thống kê của WINA, có thể thấy thị trường Châu Á có sức tiêu thụ lớn nhất, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) chiếm 56,45% tổng tiêu thụ toàn cầu năm 2020, thứ hai là Đông Nam Á với 5 thị trường tiêu thụ chính gồm Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Malaysia, chiếm 25,24%. Trung Quốc tuy có nhu cầu về mì ăn liền cao nhất thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ không cao như Việt Nam.

Theo WINA, nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới với lượng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47% so với năm 2019. Trong các nước khối ASEAN, Philippines cũng có tỷ lệ tăng trưởng về nhu cầu mặt hàng mì gói, mì cốc khá cao, đạt 16,10% vào năm 2020. Nguyên nhân bởi Philippines là một quốc gia chịu nhiều thiên tai nên hầu hết người dân có xu hướng tiết kiệm tiền cho tương lai, luôn dự trữ thực phẩm có thể dễ dàng nấu chín phòng trừ trong thời gian xảy ra thiên tai. Do vậy, mì ăn liền chính là một lựa chọn tối ưu nhất.

Thống kê hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam. Nhưng không chỉ có các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, nhiều thương hiệu quốc tế khác cũng đang thâm nhập vào thị trường nội địa, tận dụng ưu đãi về thuế suất nhập khẩu từ các Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia, cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, điều này khiến thị trường Việt Nam rất phong phú, đem lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng cả về chủng loại và giá cả mặt hàng.

 Tuệ Uyên - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đầu tuần, giá vàng tăng mạnh

Ngày đầu tuần 28-2, giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại, một số nơi đưa giá vượt mốc 66 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng điều chỉnh phương thức tính phí dịch vụ SMS banking

Thời gian gần đây, một số ngân hàng điều chỉnh phương thức tính phí dịch vụ SMS banking từ cố định hằng tháng sang tính theo số lượng tin nhắn. Thay vì mức phí thông thường là 11.000 đồng/tháng, mức phí SMS banking phải trả cho một số ngân hàng trong tháng 1-2022 lên tới 55.000 đồng hoặc 77.000 đồng.

Dự kiến hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho doanh nghiệp trong hai năm

Ngân hàng Nhà nước, ngày 23-2, cho biết, đang xây dựng dự thảo nghị định về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/mi-an-lien-han-quoc-thang-lon-nho-covid-19-va-van-hoa-k-pop-195089.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com