Xem nhiều

Nga công bố có vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới

13/08/2020 07:10

Kinhte&Xahoi Khi số ca mắc COVID-19 trên thế giới vượt quá 20 triệu người và ca tử vong trên 736.000 trường hợp, việc Nga công bố có vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.

Sự ra đời của Sputnik-V 

Vaccine ngừa bệnh COVID-19 của Nga do Viện khoa học nghiên cứu về dịch tễ học và vi trùng học Gamaleya phát triển, tại Moskva ngày 6/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 11/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký vaccine ngừa COVID-19 sau chưa đầy 2 tháng thử nghiệm trên người.

Dẫn lời Giám đốc Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), ông Kirill Dmitriev, đài Sputnik đưa tin vaccine mới của Nga được đặt tên là Sputnik-V, tên vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới được Liên Xô phóng lên quỹ đạo vào những năm 1950. Vaccine là sản phẩm do Viện Nghiên cứu Gamaleya phối hợp với Bộ Quốc phòng Nga phát triển và thử nghiệm.

Vaccine Sputnik-V gồm hai thành phần được tiêm riêng rẽ. Hai thành phần này sẽ kết hợp với nhau để hình thành miễn dịch lâu dài đối với virus SARS-CoV-2.

“Kế hoạch tiêm hai giai đoạn sẽ giúp hình thành hệ miễn dịch lâu dài. Hiệu quả miễn dịch của loại vaccine này có thể lên tới 2 năm”, Bộ Y tế Nga khẳng định.

Các cuộc thử nghiệm tiền lâm sàng về độc tính, tính an toàn, khả năng sinh miễn dịch và hiệu quả của vaccine trên trên động vật đã được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Trung ương 48 của Bộ Quốc phòng Nga.

Đến ngày 16/6, Bộ Y tế Nga đã cấp giấy phép tiến hành thử nghiệm lâm sàng loại vaccine này trên 38 tình nguyện viên tại Bệnh viện Quân đội Burdenko. Các đợt thử nghiệm lâm sàng của vaccine bắt đầu vào ngày 18/6.

Các tình nguyện viên được chia làm hai nhóm chính – một nhóm 18 người và nhóm còn lại 20 người. Trong nhóm thứ nhất, 9 người được tiêm một thành phần của vaccine, trong khi 9 người khác được tiêm thành phần còn lại. 

Sau khi nhận được kết quả ban đầu đảm bảo tính an toàn của vaccine đối với nhóm tình nguyện đầu tiên, vaccine tiếp tục được tiêm cho nhóm hai vào ngày 23/6.

Ba tuần sau khi tiêm vaccine đợt đầu, những tình nguyện viên này được tiêm tiếp thành phần thứ 2 của vaccine. Đến ngày 3/8, “lần thử nghiệm y khoa cuối cùng” trong đợt thử nghiệm lâm sàng được thực hiện tại bệnh viện quân đội Burdenko.

Tiêm phòng vaccine ngừa bệnh COVID-19 cho người dân ở Nga. Ảnh: Moskva News Agency/TTXVN

Sau các lần thử nghiệm, kết quả cho thấy tất cả tình nguyện viên đều có miễn dịch rõ ràng từ vacicne, cũng như họ không có biểu hiện bất thường hay tác dụng phụ. Tổng thống Putin cho biết con gái ông cũng đã tham gia thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19.

Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cho biết các đợt thử nghiệm lâm sàng đối với loại vaccine mới này sẽ tiếp tục với hàng nghìn người tham gia.

Theo hồ sơ đăng ký, vaccine Sputnik-V của Nga dự kiến sẽ được tiêm phổ cập vào ngày 1/1/2021. Bộ trưởng Murashko thông báo Viện Nghiên cứu Gamaleya và một công ty tư nhân sẽ là hai cơ sở tiến hành sản xuất vaccine.

Nga hy vọng sẽ sản xuất vaccine hàng loạt vào tháng 9 tới và sớm đạt mục tiêu hàng triệu liều mỗi tháng trong năm sau. Lô vaccine sản xuất đầu tiên sẽ được tiêm cho đội ngũ nhân viên y tế. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuần trước kêu gọi Nga tuân thủ các hướng dẫn và thực hiện “mọi giai đoạn cần thiết” để phát triển một loại vaccine an toàn.

Phản ứng của quốc tế

Trong một tuyên bố ngày 11/8, ông Kirill Dmitriev cho hay tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng 20 quốc gia đặt hàng hơn 1 tỷ liều vaccine của Nga. Một số quốc gia Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Á bày tỏ quan tâm tới việc mua vaccine của Nga. Một vài hợp đồng đã được ký kết. 

Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã nhận lời mời thử nghiệm lâm sàng vaccine Sputnik-V tại Philippines trong tháng 8 và cho biết ông hy vọng sẽ nhận được vaccine COVID-19 miễn phí của Nga. Ngoài ra, ông Duterte cũng nói rằng ông có ý định thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin về số liều vaccine mà Nga sẽ cấp cho Philippines, cũng như cách thức tiến hành các thử nghiệm lâm sàng. Trong khi đó, Brazil và Serbia cho biết sẵn sàng nhập khẩu vaccine của Nga.

Trái ngược với những nước tin tưởng vào thành tựu vaccine của Nga, một số quốc gia như Mỹ và Đức vẫn nghi ngờ loại vaccine này. Cùng ngày Nga công bố vaccine Sputnik V, Bộ Y tế Đức cho rằng vẫn chưa có dữ liệu về chất lượng, hiệu quả và độ an toàn của vaccine ngừa COVID-19 mà Nga điều chế và đăng ký lưu hành. Cơ quan này lưu ý rằng vaccine của Nga vẫn chưa vượt qua nghiên cứu giai đoạn 3, vì vậy Berlin không đàm phán “cùng phát triển vaccine" với Moskva.

Trong khi đó, phát biểu trên kênh truyền hình Fox News, bà Kellyanne Conway - cố vấn của Tổng thống Donald Trump cho rằng vaccine ngừa COVID-19 của Nga tụt hậu so với sự phát triển của Mỹ và mới được thử nghiệm cho quá ít người. Bà Conway trích dẫn các tiêu chuẩn của Nga và khẳng định rằng các tiêu chuẩn của Mỹ nghiêm ngặt hơn nhiều. 

Về phần mình, WHO cho hay tổ chức này vẫn chưa nhận được đầy đủ thông tin về vaccine ngừa COVID-19 của Nga để đánh giá.  

*Tiêu đề do Pháp lật Plus thay đổi./

Bảo Hà - Theo TTXVN

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cuộc chạy đua của các ngân hàng thời hậu Covid-19

Dịch Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế, ảnh hưởng đến tất cả mọi ngành nghề là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, xét ở một góc độ tích cực, dịch Covid-19 lại đang thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đua của các ngân hàng và các doanh nghiệp công nghệ tài chính trong tiến trình triển khai số hóa dịch vụ và thanh toán điện tử.

Hạ mặt bằng lãi suất: ''Tiếp sức'' cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh lãi suất điều hành, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất huy động để có dư địa giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng cung ứng vốn, "tiếp sức" cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đây là lần thứ 2 hệ thống ngân hàng giảm lãi suất cho vay kể từ khi dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/quoc-te/nga-cong-bo-co-vaccine-ngua-covid-19-dau-tien-tren-the-gioi-d131986.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com