Xem nhiều

Anh Lê Nam Tiến trong phiên trông trẻ cho cả xóm trọ  

Bó rau cũng phải chắt chiu

Hơn 2 tuần nay, chị Lê Thị Phượng (công nhân Cty TNHH SEI thuộc Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội) đều trở về phòng trọ lúc 14h chiều, do công ty ít việc. Nguồn nguyên liệu nhập khẩu của công ty bị tạm dừng. Việc ít nên công ty yêu cầu công nhân phải gộp ca với các tổ, nhóm khác để làm. “Trước kia, tính cả tăng ca thu nhập mỗi tháng khoảng 8 triệu đồng. Giờ chỉ còn hơn 6 triệu đồng. Công ty thông báo sẽ cố gắng trả 100% lương, còn tiền bảo hiểm sẽ đóng sau”, chị Phượng nói.

Công nhân đi chợ phải chắt chiu chi tiêu

Nguồn thu nhập giảm khiến gia đình chị bắt buộc thắt chặt chi tiêu. Bình thường, cứ mỗi tuần, gia đình có khoảng 2-3 bữa cơm thịt, nay hai vợ chồng cắt hẳn. Mỗi buổi sáng, chị dậy sớm hơn để chuẩn bị cơm hộp mang đến công ty ăn trưa thay vì đăng ký suất ăn hằng tháng như trước. Mua sắm quần, áo hay các vật dụng trong nhà… cũng tiết kiệm hết mức.  

Chị Phượng nhẩm tính, chỉ riêng tiền ăn cho con khoảng 70 nghìn đồng/ngày, tiền sữa hơn 200.000 đồng/tuần. “Số tiền này đã hết 1/3 tháng lương của mình. Chưa kể tiền phòng, điện nước, và các chi phí sinh hoạt khác. Giờ đến bó rau, hai vợ chồng cũng phải chắt chiu mới qua được giai đoạn này”, chị Phượng nói như mếu.

Anh Lê Nam Tiến (29 tuổi, Quỳnh Phụ, Thái Bình) cho biết, dịch Covid -19 khiến sinh hoạt vợ chồng anh đảo lộn ghê gớm. Con trai được nghỉ học buộc vợ chồng anh phải thay phiên nghỉ làm để trông. “Tuần đầu tiên hai vợ chồng thay nhau, sang đến tuần thứ hai phải nhờ bà nội lên trông hộ. Nhưng được ít hôm, bà cũng về quê. Cuối cùng, cả xóm trọ phải chia nhau, mỗi gia đình trông một ngày”, anh Tiến nói.

Theo anh Tiến, không chỉ vợ chồng anh mà cả khu xóm trọ nơi anh ở đều gặp tình cảnh này. Có người không dám nghỉ vì kinh tế khó khăn nên đành phải mang con theo vào công ty, tìm chỗ trống để con tự chơi. Có người còn nhờ cả bảo vệ trông giúp.

Theo anh Tiến, điều đáng lo nhất với công nhân trong mùa dịch là thu nhập giảm sút. Thông thường sau Tết, nhiều công ty tại khu công nghiệp liên tục đăng tuyển lao động nhưng dịp này vắng hẳn. Một số công ty còn cắt giảm lao động. “Đi làm vừa nơm nớp lo sợ dịch bệnh, vừa sợ công ty dừng hoạt động, mất việc làm. Mới đầu năm mới, mà cuộc sống đã thấy khó khăn”, anh Tiến nói. 

Chị Nguyễn Thị Lan, công nhân công ty giày da của một doanh nghiệp (DN) Trung Quốc tại Yên Định (Thanh Hóa) cho biết, sau Tết Nguyên đán đến nay, hoạt động của công ty luôn trong cảnh “chợ chiều”. Thời điểm trước Tết, công nhân thường xuyên tăng ca, tiền lương mỗi tháng của chị khoảng 7 triệu đồng. Sau kỳ nghỉ Tết, việc ít nên chị và các đồng nghiệp không còn tăng ca. Thậm chí, có thời gian, công nhân luân phiên nghỉ thứ Bảy. Thu nhập mỗi tháng chỉ gồm lương cơ bản và phụ cấp khoảng 3,5 triệu đồng/tháng. “Thu nhập giảm khoảng 1 nửa khiến tôi phải điều tiết toàn bộ chi tiêu trong gia đình. Con nhỏ nghỉ học nên phải mất thêm tiền thuê người trông. Thu nhập đã thấp nên càng khó khăn hơn”, chị Lan nói.

Cùng hoàn cảnh, chị Lê Thị Nga (Duy Tiên, Hà Nam), cả 2 vợ chồng cùng làm công nhân công ty nước ngoài tại Khu công nghiệp Đồng Văn. Từ sau Tết Nguyên đán, công ty giảm giờ làm thêm, tăng thêm ngày nghỉ trong tháng khiến thu nhập của gia đình chị Nga giảm 30% so với trước kia. “Gia đình tôi vừa vay nợ để xây nhà. Đến nay công ty giảm giờ làm giảm lương, trong khi gia đình phải dành tiền trả lãi ngân hàng hàng tháng nên phải tiết kiệm, cắt giảm khoản chi tiêu chưa thực sự cần thiết như mua sắm quần áo…”, chị Nga cho biết.

Công ty TNHH Uniden Việt Nam (chuyên sản xuất thiết bị vô tuyến viễn thông tại KCN Tân Trường, Hải Dương) phải nhập nhiều nguyên liệu từ Trung Quốc. Thời gian qua, dịch bệnh ảnh hưởng tới nguồn cung cấp nguyên liệu. Vì vậy, công ty chỉ bố trí cho công nhân làm việc theo giờ hành chính, không tăng ca. Theo đại diện công ty, trước khi có dịch Covid-19, mỗi tháng người lao động được nghỉ 2 ngày thứ Bảy nhưng từ sau Tết, công nhân được nghỉ tất cả các ngày thứ Bảy.
 
Bán trà đá vỉa hè cũng lo đóng cửa

Tại KCN Bắc Thăng Long, các quán ăn, quán nước, thậm chí quán trà đá vỉa hè cũng vắng khách hơn hẳn. Sau giờ tan ca, hầu hết công nhân đều trở về phòng trọ nên có những cửa hàng, quán trà đá phải tạm thời đóng cửa. Những “ngày vàng” bán hàng trăm cốc trà không còn khiến chủ quán méo mặt vì không biết trông cậy vào nguồn thu nhập nào khác.

Bà Trần Thị Hiền (49 tuổi), chủ quán trà đá trước cổng KCN Bắc Thăng Long, cho biết, bình thường sau mỗi kíp trực, hàng trăm công nhân vào quán trà đá. Mỗi ngày, bà chuẩn bị sẵn ít nhất 5 phích nước sôi để pha trà và đều hết sạch. Hình ảnh công nhân tấp nập ra vào ngồi kín dọc hai bên đường quá quen thuộc với khu vực này. Nhưng từ khi có dịch Covid - 19, các quán nước vắng tanh. “Giờ cả ngày chưa hết 1 phích nước sôi. Công nhân tan ca là trở về phòng trọ luôn. Thỉnh thoảng, chỉ một vài khách lẻ tẻ đi đường vào”, bà Hiền nói.

Anh T., chủ một quán café tại đây, cũng thừa nhận, số khách vào quán những ngày có dịch đếm trên đầu ngón tay. Quán thất thu hơn 2/3 so với thông thường. Khách ít, 4 nhân viên cũng buộc phải tạm về quê nghỉ không lương chờ tình hình được cải thiện. Chủ quán và cả người nhà giờ thành nhân viên bưng bê, dọn rửa quán để cầm cự qua mùa dịch. Tuy nhiên, dịch kéo dài thì việc quán đóng cửa vì không đủ tiền trả tiền thuê mặt bằng là điều sớm muộn xảy ra.

Công nhân điêu đứng, nhiều khu trọ tại KCN Bắc Thăng Long cũng bắt đầu giảm giá phòng cho công nhân. Theo khảo sát, giá phòng trọ đã giảm từ 10-15% so với trước Tết. 


Gần 9.000 lao động bị ảnh hưởng

Theo Bộ LĐ-TB&XH, đến nay dịch Covid - 19 đã ảnh hưởng đến 8.773 lao động, trong đó ngành nông, lâm và thủy sản có 3.227 người, ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải có 2.252 người , ngành vận tải, kho bãi có 1.121 người, ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có 665 người.

Ngoài ra, dịch Covid - 19 cũng khiến 1.027 lao động mất việc, 181.597 doanh nghiệp DN bị ảnh hưởng, 322 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, 553 doanh nghiệp giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất, kinh doanh. 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất

Bắt đầu từ hôm nay (1/8) một loạt các ngân hàng lớn sẽ hạ lãi suất cho vay khoảng 0,5%/năm. Việc giảm lãi suất sẽ áp dụng cho các khoản vay mới thuộc các lĩnh vực ưu tiên và các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Tháng 3, lãi suất khó hạ

"Bên cạnh yêu cầu đáp ứng các chỉ tiêu an toàn vốn của NHNN có hiệu lực từ 1/1/2019 thì các tháng 3 thường là tháng tăng tốc giải ngân tín dụng để thực hiện mục tiêu quý I nên nhu cầu huy động vốn vẫn cao, vì thế mặt bằng lãi suất khả năng vẫn được duy trì ổn định ở mức hiện tại", SSI nhận định.

Nguồn: Tiền Phong/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/doi-song/nguoi-lao-dong-mat-viec-mua-dich-covid-19-d118733.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com