Xem nhiều

Nhiều tiền như nhà Tân Hiệp Phát

24/07/2020 17:04

Kinhte&Xahoi Phần lớn lợi nhuận tạo ra từ mảng đồ uống được phân phối lại cho các thành viên trong gia đình ông Trần Quý Thanh – nhà sáng lập Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Ông Trần Quý Thanh - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Những năm gần đây, Tân Hiệp Phát khiến thị trường không khỏi ngỡ ngàng với những khoản đầu tư táo bạo vào các lĩnh vực được xem như phi truyền thống của họ, như bất động sản hay truyền thông, công nghệ.

Sự tự tin của giới chủ Tân Hiệp Phát phần nào đến từ "điểm tựa" vững chắc trong lĩnh vực cốt lõi: kinh doanh nước giải khát.

Thành lập năm 1994, Tân Hiệp Phát phát triển nhanh chóng nhưng bền vững. Thống lĩnh thị trường Việt Nam, tập đoàn này này đang tham vọng vươn lên top đầu châu Á trong lĩnh vực F&B.

Dưới sự chèo lái của gia đình vợ chồng doanh nhân Phạm Thị Nụ - Trần Quý Thanh, ở Việt Nam, Tân Hiệp Phát cạnh tranh sòng phẳng với những "ông kẹ" quốc tế như Pepsi hay Coca Cola.

Một dữ liệu của VietTimes cho thấy, năm 2019, chỉ riêng nhà máy tại Bình Dương, giới chủ Tân Hiệp Phát đã thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ.

Cụ thể, doanh nghiệp vận hành nhà máy này ghi nhận doanh thu đạt 5.850,7 tỷ đồng, lãi sau thuế ở mức 1.554,4 tỷ đồng, tương đương biên lợi nhuận ròng ở mức 26,57%. So với các năm trước, hiệu quả kinh doanh được cải thiện trong bối cảnh doanh thu đã có dấu hiệu chững lại.

Tính đến cuối năm ngoái, doanh nghiệp này cũng thực hiện trích lập khấu hao gần hết khối tài sản cố định có giá trị sổ sách hơn 5.893 tỷ đồng.

Lợi nhuận "khủng" từ một nhà máy sản xuất đồ uống của Tân Hiệp Phát

Thu về nguồn lợi nhuận nghìn tỷ mỗi năm, song tính đến ngày 31/12/2019, quy mô vốn chủ sở hữu của công ty chỉ là 648 tỷ đồng. Trong đó, nguồn lợi nhuận giữ lại chiếm phần lớn, đạt 472,6 tỷ đồng.

Điều này cho thấy phần lớn lợi nhuận đã được chia cho các cổ đông. Đón nhận "núi tiền" cổ tức đổ về tài khoản, không ai khác, là những thành viên trong gia đình ông Trần Quý Thanh.Thu về nguồn lợi nhuận nghìn tỷ mỗi năm, song tính đến ngày 31/12/2019, quy mô vốn chủ sở hữu của công ty chỉ là 648 tỷ đồng. Trong đó, nguồn lợi nhuận giữ lại chiếm phần lớn, đạt 472,6 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu của VietTimes, ông Trần Quý Thanh không trực tiếp nắm giữ cổ phần, thay vào đó là phu nhân Phạm Thị Nụ (SN 1957) cùng hai người con gái là bà Trần Uyên Phương (SN 1981) và bà Trần Ngọc Bích (SN 1984). Đáng chú ý, trong năm 2019, doanh nghiệp này còn thực hiện giảm vốn điều lệ từ 256 tỷ đồng xuống chỉ còn 176 tỷ đồng.

Tương tự, ông Thanh cũng nắm giữ số ít cổ phần tại các nhà máy tại Hậu Giang và Chu Lai, hay Hà Nam. Trong khi đó, lượng lớn cổ phần các doanh nghiệp vận hành những nhà máy này do hai người con gái sở hữu.

Cấu trúc sở hữu có phần đặc thù khiến kết quả kinh doanh của "group" Tân Hiệp Phát khó đong đếm hơn các tập đoàn khác. Nhưng cũng có thể xem đó như một chỉ dấu về sự chuyển giao thế hệ tại đế chế này, hướng đến sự kế tục bền vững.

Sân chơi mới

Tích lũy nguồn lực lớn từ mảng đồ uống, giới chủ Tân Hiệp Phát những năm gần đây bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực bất động sản với những động thái mạnh mẽ.

Tháng 6/2018, ông Trần Quí Thanh xuất hiện trong vai trò thành viên ban chấp hành câu lạc bộ bất động sản TP. HCM, chia sẻ ý định sẽ dùng nguồn tiền dồi dào của mình để cùng hỗ trợ các hội viên khi họ thiếu vốn cho các dự án.

Để rồi tới năm 2019, gia đình ông Trần Quý Thanh gây xôn xao giới đầu tư trong nước với việc thành lập hơn 11 công ty đăng ký hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản, có tổng vốn điều lệ gần 19.000 tỷ đồng .

Phong cách của Tân Hiệp Phát khi tiến vào lĩnh vực bất động sản cũng có nhiều khác biệt khi nhắm vào những khu đất Nhà nước hoặc ngân hàng mang ra đấu giá để tích lũy quỹ đất. Với chiến lược này, Tân Hiệp Phát đã sở hữu nhiều lô "đất vàng" tại Đà Nẵng, Tp. HCM và Vũng Tàu.

Nhưng khoản đầu tư gây bất ngờ với phần đông thị trường hơn cả là việc Tân Hiệp Phát trở thành đối tác chiến lược với CTCP Tập đoàn Yeah1 (Mã CK: YEG ).

Bà Trần Uyên Phương, người con gái của ông Trần Quý Thanh, cũng đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để sở hữu 22,04% cổ phần của YEG. Mối hợp tác được kỳ vọng sẽ tạo ra giai đoạn phát triển mới cho cả 2 tập đoàn.

Nguyễn Ánh  -  Theo Viet Times

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cuộc chạy đua của các ngân hàng thời hậu Covid-19

Dịch Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế, ảnh hưởng đến tất cả mọi ngành nghề là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, xét ở một góc độ tích cực, dịch Covid-19 lại đang thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đua của các ngân hàng và các doanh nghiệp công nghệ tài chính trong tiến trình triển khai số hóa dịch vụ và thanh toán điện tử.

Hạ mặt bằng lãi suất: ''Tiếp sức'' cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh lãi suất điều hành, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất huy động để có dư địa giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng cung ứng vốn, "tiếp sức" cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đây là lần thứ 2 hệ thống ngân hàng giảm lãi suất cho vay kể từ khi dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.

Nguồn: https://www.phapluatplus.vn/doanh-nghiep-doanh-nhan/nhieu-tien-nhu-nha-tan-hiep-phat-d130206.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com