Xem nhiều

Nước Mỹ sắp “vỡ nợ”?

04/09/2020 10:40

Kinhte&Xahoi Nợ công của Mỹ dự kiến tăng mạnh lên mức 98% GDP trong tài khóa 2020, trước khi vượt mức 100% GDP trong tài khóa 2021 và lên tới 107% GDP trong tài khóa 2023, chạm mức cao nhất trong lịch sử.

Bảng điện ghi nợ công Mỹ ở thành phố New York vào đầu năm 2019. Ảnh: AFP

Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) ngày 2/9 (giờ địa phương) cho biết nợ chính phủ của Mỹ có thể vượt quy mô nền kinh tế nước này trong tài khóa 2021 (bắt đầu từ tháng 10/2020), và đây sẽ là mức cao nhất kể từ năm 1946.

Theo báo cáo cập nhật triển vọng ngân sách của CBO, nợ chính phủ của Mỹ dự kiến tăng mạnh lên mức tương đương 98% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong tài khóa 2020. Đến năm 2021, nợ chính phủ của Mỹ sẽ bằng với 100% GDP và lên tới 107% GDP trong tài khóa 2023, mức cao nhất trong lịch sử nước này.

Tính đến cuối tháng 6/2020, tổng nợ Mỹ đã vượt ngưỡng 20,5 nghìn tỷ USD từ mức 17,7 nghìn tỷ USD, mức tăng ghi nhận 16,6% trong vòng chỉ 3 tháng, theo số liệu của Bộ Tài chính.

Trong cùng thời gian quý 2/2020, kinh tế suy giảm 9,5%, tỷ lệ nợ tính trên tổng GDP ước tính 105,5% từ mức 82% trong quý 1/2020.

Như vậy, nước Mỹ sẽ chính thức vào nhóm các nước có tỷ lệ nợ vượt quy mô kinh tế bao gồm Nhật, Italy và Hy Lạp.

Trong khi đó, CBO dự đoán thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ lên tới 3.300 tỷ USD trong tài khóa 2020, tương đương 16% GDP, mức cao nhất kể từ năm 1945.

Theo lý giải của giới chuyên gia, nguyên nhân trực tiếp của điều này chủ yếu do hoạt động kinh tế gián đoạn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 và các khoản chi để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh.

Lần gần nhất nợ của Mỹ vượt tổng sản lượng kinh tế là vào năm 1946, khi đó nợ vượt mức 106% GDP sau khi chính phủ phải chi tiêu nhiều tiền để chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ II.

Các nhà hoạch định chính sách kinh tế đã so sánh cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 với những nỗ lực trong chiến tranh của chính phủ. Từ tháng 3/2020 cho đến nay, chính phủ đã chi tiêu ra 2,7 nghìn tỷ USD để thử nghiệm và phát triển vắc xin, hỗ trợ cho các bệnh viện, trợ cấp cho doanh nghiệp, hộ gia đình và chính quyền các địa phương.

“Chúng ta nên bắt đầu lo lắng. Chúng ta đang nói về một mức nợ chưa từng có trong lịch sử hiện đại. Chúng ta chắc chắn đang tiến đến điểm không thể quay lại” - ông Atif Mian, Giáo sư kinh tế tại Đại học Prison nhận xét đầy bi quan về tình trạng nợ công của Mỹ.

Trước đó, theo báo cáo gần đây của công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường BofA Global Research, tổng nợ của các doanh nghiệp Mỹ, dưới hình thức trái phiếu hoặc khoản vay, đang ở mức cao kỷ lục 10.500 tỷ USD, tăng gấp 30 lần so với mức tương ứng cách đây khoảng nửa thế kỷ.

Tính tới nay, khoản nợ lớn nhất thuộc về các công ty Mỹ có xếp hạng tín dụng về “cấp độ đầu tư” cao, từ AAA đến BBB, một phân khúc thị trường mà tổng giá trị các khoản vay đã tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua, lên khoảng 7.200 tỷ USD.

 Hương Vũ - Theo Dân Trí

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cuộc chạy đua của các ngân hàng thời hậu Covid-19

Dịch Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế, ảnh hưởng đến tất cả mọi ngành nghề là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, xét ở một góc độ tích cực, dịch Covid-19 lại đang thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đua của các ngân hàng và các doanh nghiệp công nghệ tài chính trong tiến trình triển khai số hóa dịch vụ và thanh toán điện tử.

Hạ mặt bằng lãi suất: ''Tiếp sức'' cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh lãi suất điều hành, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất huy động để có dư địa giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng cung ứng vốn, "tiếp sức" cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đây là lần thứ 2 hệ thống ngân hàng giảm lãi suất cho vay kể từ khi dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/quoc-te/nuoc-my-sap-vo-no-d134174.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com