Xem nhiều

"Phải kiểm soát chặt các dự án thủy điện nhỏ"

22/10/2020 16:02

Kinhte&Xahoi Từ hậu quả đau thương do lũ lụt ở miền Trung những ngày gần đây, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Đỗ Văn Sinh cho rằng phải kiểm soát chặt các dự án thủy điện nhỏ.

Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh.

Bên hành lang Quốc hội sáng 22/10, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Đỗ Văn Sinh - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, sự việc đáng tiếc đã xảy ra rồi, bây giờ chúng ta phải tập trung khắc phục.

Giải pháp khắc phục trước hết là chúng ta phải có cảnh báo tốt, cảnh báo rồi thì phải di dời người dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở. Hiện nay, bà con đang sống ở những địa bàn nguy hiểm, nhiều nơi khoét chân đồi, chân núi để ở cũng đặt ra vấn đề cần quản lý thế nào. Vừa qua, Quốc hội đã xây dựng nghị quyết về chính sách phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, một trong những chính sách quan trọng là đảm bảo chỗ ở, đất sinh hoạt cho người dân để người dân có chỗ ở an toàn, không phá rừng, không khai thác rừng bừa bãi dẫn đến thảm họa.

Ngoài việc trước mắt đảm bảo chỗ ở thì quan trọng nhất trong số các giải pháp khắc phục là chúng ta phải có chính sách khôi phục nền kinh tế, khôi phục sức sản xuất của chúng ta.

Về lâu dài, chúng ta tổng rà soát lại tất cả những tác động đối với môi trường, trong đó thủy điện chỉ là một vấn đề, còn tổng thể là chúng ta phải xem xét cả khai khoáng, khai thác rừng… theo hướng bền vững. Riêng về thủy điện, Chính phủ nên rà soát lại tất cả các công trình thủy điện đã, đang và sẽ làm để đảm bảo “không vì phát triển thủy điện mà hủy hoại dẫn đến tàn phá môi trường để thế hệ hiện nay và mai sau đang và sẽ phải gánh chịu hậu quả”.

Trước ý kiến cho rằng chúng ta thực sự đã đánh đổi môi trường để phát triển thủy điện, Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh quan niệm: Không nhìn ở một dự án để “vo” tất cả vào được. Thủy điện vẫn đang được chúng ta phát triển, đây là nguồn điện cần thiết cho nền kinh tế nhưng đúng có một thực tại là các công trình thủy điện nhỏ lẻ có vẻ không được kiểm soát bởi các công trình thủy điện lớn có xảy ra hậu quả gì đâu.

“Các dự án thủy điện nhỏ lẻ có vẻ bị buông lỏng, kiểm soát không chặt, đánh giá tác động môi trường có đúng không, có nên đặt công trình thủy điện ở vị trí đó không, có nên chỉ vì một ít MW mà hủy hoại môi trường không – là những vấn đề chúng ta phải kiểm soát. Nhiều ý kiến cho rằng đây là nguyên nhân dẫn đến vụ việc đáng tiếc, cá nhân tôi cũng cho rằng có thể như vậy. Thời gian qua đã xảy ra nhiều vấn đề ở các dự án thủy điện nhỏ”, ông Sinh chia sẻ.

Cho biết đã rất nhiều lần trao đổi về vấn đề quy hoạch điện nhằm bảo đảm an ninh năng lượng nhưng phải bền vững, trong đó có vấn đề môi trường, ông Sinh tiếp tục đề nghị Chính phủ đánh giá tổng kết lại các dự án thủy điện. Bởi đối với thủy điện nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, ngoài tiền chủ đầu tư bỏ ra thì toàn bộ hệ thống đường dây vào trạm là do Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước đầu tư. “Vậy thì hiệu quả ở đâu, tức là phải tính đến bài toán tổng thể, trong đó có bài toán kinh tế, đặc biệt là bài toán về môi trường”, ông Sinh nói.

 Hoàng Thư - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cuộc chạy đua của các ngân hàng thời hậu Covid-19

Dịch Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế, ảnh hưởng đến tất cả mọi ngành nghề là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, xét ở một góc độ tích cực, dịch Covid-19 lại đang thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đua của các ngân hàng và các doanh nghiệp công nghệ tài chính trong tiến trình triển khai số hóa dịch vụ và thanh toán điện tử.

Hạ mặt bằng lãi suất: ''Tiếp sức'' cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh lãi suất điều hành, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất huy động để có dư địa giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng cung ứng vốn, "tiếp sức" cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đây là lần thứ 2 hệ thống ngân hàng giảm lãi suất cho vay kể từ khi dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/phai-kiem-soat-chat-cac-du-an-thuy-dien-nho-d138579.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com