Xem nhiều

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình đạt trình độ phát triển khá vào năm 2030

21/12/2023 09:29

Kinhte&Xahoi Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch đến năm 2030, Hòa Bình đạt trình độ phát triển khá, có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm dẫn đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc, có nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, năng lực cạnh tranh của tỉnh thuộc tốp khá của cả nước.

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình đạt trình độ phát triển khá vào năm 2030. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1648/QĐ-TTg ngày 20/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Hòa Bình quy mô 459.029 ha, với 10 đơn vị hành chính, gồm thành phố Hòa Bình và 09 huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy.

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch đến năm 2030, Hòa Bình đạt trình độ phát triển khá, có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm dẫn đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc, có nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, năng lực cạnh tranh của tỉnh thuộc tốp khá của cả nước. 

Kinh tế phát triển với công nghiệp là động lực, du lịch là mũi nhọn, nông nghiệp sản xuất hàng hóa, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ là nền tảng, gắn kết với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và hệ thống đô thị xanh, thông minh. Tài nguyên thiên nhiên, môi trường được quản lý chặt chẽ, khai thác, sử dụng hiệu quả. 

Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện, các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc được giữ gìn và phát huy. Chủ động tham gia hội nhập quốc tế và kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 9%/năm; trong đó Nông - lâm - thủy sản đạt khoảng 3,5%, Công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 10,8%/năm, Dịch vụ đạt khoảng 10%/năm, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt khoảng 6,7%/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 8%/năm.

Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người là 168 - 170 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế: Nông - lâm - thủy sản chiếm khoảng 15%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm khoảng 47%, Dịch vụ chiếm khoảng 34%, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 4%.

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều bình quân hàng năm giảm từ 2 đến 2,5%/năm.

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh

Về phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực quan trọng, trong đó với ngành dịch vụ, phát triển nhanh, đa dạng, bền vững các loại hình dịch vụ, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 10% và chiếm tỷ trọng khoảng 34% trong cơ cấu GRDP của tỉnh vào năm 2030.

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tăng cường đầu tư hạ tầng phục vụ dịch vụ, du lịch; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình. Phát triển du lịch văn hóa, trải nghiệm đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số; du lịch văn hóa tín ngưỡng, tâm linh; dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Ưu tiên xây dựng sân gôn và bất động sản gắn với sân gôn.

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý và phát triển dịch vụ, du lịch. Tăng cường quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu về tài nguyên, tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình; chú trọng công tác tổ chức các sự kiện du lịch và các hoạt động liên kết để hình thành các tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng.

Đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu; củng cố, phát triển các kênh phân phối hàng hóa theo hướng văn minh, hiện đại; kết hợp hài hòa giữa phát triển các loại hình thương mại truyền thống gắn với phát triển thương mại điện tử. Xây dựng trung tâm dịch vụ logistics tại thành phố Hòa Bình và Lương Sơn; phát triển vận tải đa phương thức, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Hình thành thị trường bất động sản lành mạnh, bền vững, gắn với quy hoạch mạng lưới các khu đô thị, khu dân cư mới và phát triển "ngôi nhà thứ hai".

Tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, phát triển theo hướng sinh thái, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 3,5%/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 15% trong cơ cấu GRDP của tỉnh vào năm 2030.

Tích cực nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực gồm: cây ăn quả, cây dược liệu, cây lấy gỗ, chăn nuôi đại gia súc và nuôi trồng thủy sản; hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, vùng nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

Quán triệt, triển khai kịp thời chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Chú trọng công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Tiếp tục tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trạng trại, quản lý rừng bền vững.

Quy hoạch 2 đô thị, lập quy hoạch xây dựng 8 vùng huyện

Quy hoạch 02 đô thị gồm thành phố Hòa Bình và thị xã Lương Sơn, lập quy hoạch xây dựng 08 vùng huyện gồm Cao Phong, Kim Bôi, Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Sơn và Lạc Thủy.

1. Thành phố Hoà Bình

Phấn đấu đến năm 2025 trở thành đô thị loại II; là hạt nhân phát triển của tiểu vùng Tây Bắc, cửa ngõ giao lưu giữa tiểu vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội; là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của tỉnh; có vị trí quốc phòng, an ninh quan trọng phía Tây vùng Thủ đô.

2. Thị xã Lương Sơn

Phấn đấu đến năm 2030 trở thành đô thị loại III, trong đó có 08 đơn vị hành chính cấp phường và 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội giữa miền núi Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ đô.

3. Vùng huyện Cao Phong

Là vùng có tiềm năng để phát triển kinh tế đa dạng về nông – lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch.

4. Vùng huyện Kim Bôi

Ưu tiên phát triển du lịch với tiềm năng thiên nhiên phong phú đặc biệt là tài nguyên nước khoáng thiên nhiên, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh, lâm nghiệp.

5. Vùng huyện Đà Bắc

Là vùng động lực phát triển du lịch sinh thái cấp quốc gia, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí, sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, vùng sản xuất xanh và bảo tồn thiên nhiên, vùng cung cấp nguyên liệu gỗ, vùng giao thương quan trọng trên hành lang đường CT.03.

6. Vùng huyện Mai Châu

Phát triển thương mại - dịch vụ, nông lâm nghiệp thủy sản giá trị cao, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng xanh, bền vững, bản sắc văn hóa dân tộc Thái và dân tộc Mông, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao, thích ứng với xu thế hội nhập quốc tế, với biến đổi khí hậu.

7. Vùng huyện Tân Lạc

Phát triển kinh tế tổng hợp, thương mại - dịch vụ, nông lâm thủy sản giá trị cao, công nghiệp địa phương; phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa cộng đồng và sinh thái của tỉnh Hòa Bình.

8. Vùng huyện Yên Thuỷ

Là vùng phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh, lâm nghiệp gắn với du lịch, kết nối thuận tiện với hành lang kinh tế quốc gia quan trọng như đường CT.02, QL.12B.

9. Vùng huyện Lạc Sơn

Phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo tập trung, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khám phá, chữa bệnh… gắn với bản sắc văn hóa dân tộc Mường và Nền văn hóa Hòa Bình.

10. Vùng huyện Lạc Thuỷ

Phát triển công nghiệp đa ngành, chế biến, chế tạo, công nghiệp sản xuất vật liệu; du lịch lịch sử, văn hóa; sản xuất nông nghiệp chất lượng cao.

 

 Phạm Duy - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Vì sao lãi suất giảm, tiền gửi vẫn đổ vào ngân hàng?

Hơn 11 tháng của năm 2023 đã qua, lãi suất huy động liên tục giảm, phá vỡ hết đáy này đến đáy khác. Thế nhưng điều này không khiến kênh gửi tiết kiệm ngân hàng “mất giá”, mà trái lại, lượng tiền gửi đổ vào ngân hàng liên tục tăng. Vậy, đâu là nguyên nhân của hiện tượng này?

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/dia-phuong/phe-duyet-quy-hoach-tinh-hoa-binh-dat-trinh-do-phat-trien-kha-vao-nam-2030-d202356.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com