Xem nhiều

Quyết tâm bảo vệ “vùng xanh” an toàn cho Hà Nội

19/08/2021 18:40

Kinhte&Xahoi Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, những ngày qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội ra sức bảo vệ “vùng xanh” cho Thủ đô. Người dân và chính quyền các địa phương nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 05 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội và Công điện số 17 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội. Nhiều cách làm hay, sáng tạo đã được chính quyền và người dân triển khai thực hiện để góp phần đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ bình yên cho Thủ đô.

Mỗi người dân là một “chiến sĩ”

Từ những kinh nghiệm trong cuộc chiến chống dịch, các cấp chính quyền nhận thấy, Thủ đô cần có những mô hình hay, có hiệu quả tại từng địa phương, đơn vị để phòng, chống dịch như mô hình cách ly “3 lớp”, “4 tại chỗ” và thôn, làng, tổ dân phố, khu dân cư tự quản tại một số quận, huyện… để nghiên cứu triển khai nhân rộng...

Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và UBND thành phố Hà Nội, phường Đồng Tâm, phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng) đã nhanh chóng, quyết liệt thành lập nhiều “vùng xanh” trong từng khu dân cư, tổ dân phố, tòa chung cư… nhằm bảo vệ an toàn cho người dân không để xảy ra lây nhiễm bệnh từ bên ngoài vào và lây nhiễm chéo trong địa bàn. Thực hiện mô hình “vùng xanh” thành công, đem lại hiệu quả cao cần có ý thức và sự chung tay của từng cá nhân và cả tập thể. Chỉ cần một phút lơ là sẽ để lại hậu quả khôn lường.

Trong khu vực nội thành các tổ dân phố đã lập ra các “vùng xanh” an toàn.

Tại chốt kiểm soát của phường Đồng Tâm, các lối ra vào được rào lại, chỉ để lại một lối duy nhất có chốt kiểm soát. Nội quy phòng dịch được đề ra và phổ biến đến từng người dân trong khu, từ đó mọi người nắm rõ và nghiêm túc chấp hành. Người dân khi đi ra khỏi khu vực phải có giấy đi đường, phiếu đi chợ… và được tổ kiểm soát ghi lại thông tin. Người giao hàng đến chỉ được đứng ngoài, giao hàng tại bàn trực chốt không được mang trực tiếp vào các hộ dân. Những người dân không thường trú tại địa bàn phường khi vào đều phải khai báo y tế, thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K và chỉ được vào khi thực sự cần thiết.

Ông Vũ Danh Thành - Tổ trưởng Tổ tự quản phường Đồng Tâm, cho biết: “Mọi người trong khu dân cư của chúng tôi đều đồng lòng ủng hộ và chấp hành nghiêm nội quy phòng dịch. Tôi nghĩ là không chỉ ở chốt Đồng Tâm mà tất cả các chốt trên địa bàn Hà Nội người dân ai cũng đều muốn được quay về cuộc sống như ngày trước nên ai cũng nghiêm túc chấp hành, cùng nhau chung tay để đẩy lùi dịch Covid-19”.

Nhận thấy rằng chỉ có việc thiết lập “vùng xanh” an toàn ở khu dân cư mới thực hiện tốt việc phòng, chống dịch Covid-19, góp phần bảo vệ sức khoẻ mỗi người dân, gia đình và xã hội, ngày 7/8/2021, Khu dân cư số 6, phường Kim Giang (quận Thanh Xuân) đã nhanh chóng “kích hoạt” 4 chốt bảo vệ “vùng xanh”. Anh Nguyễn Hồng Phương - thành viên của chốt “vùng xanh” tại ngõ 20 đường Kim Giang cho biết, người dân khi qua chốt đều phải khai báo y tế, thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K, người vận chuyển hàng hóa đến chỉ được giao tại bàn chốt trực, không đưa trực tiếp vào nhà dân.

Một chốt kiểm soát “vùng xanh” tại đường Kim Giang, quận Thanh Xuân.

Qua tìm hiểu, trước khi thiết lập “vùng xanh”, cấp ủy, tổ dân phố và ban công tác mặt trận khu dân cư đã có thư ngỏ gửi các gia đình, trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu và sự cần thiết phải xây dựng “vùng xanh” trong phòng, chống Covid-19; đề nghị bà con ủng hộ chủ trương của phường, nâng cao ý thức phòng dịch và tạo niềm tin cùng chiến thắng dịch bệnh.

Đặc biệt, phải thực hiện nghiêm quy tắc an toàn trong phòng, chống dịch bệnh, chỉ cho phép người dân cư trú tại địa bàn có giấy đi đường, phiếu mua hàng được đi lại, còn những trường hợp khác phải ở nhà, chỉ được giao nhận hàng tại chốt. Những người lạ từ nơi khác đến nếu không có giấy tờ và lý do chính đáng thì tuyệt đối không được vào bên trong khu dân cư.

Sau khi nhận được thư ngỏ, hầu hết người dân trong khu dân cư đều đồng tình ủng hộ, ai có điều kiện về sức khỏe và thời gian đều đăng ký tham gia trực tại các chốt “vùng xanh”. Nhiều gia đình đã ủng hộ cả vật chất và tinh thần cho lực lượng trên tuyến đầu chống dịch. Kinh phí mà các gia đình và cá nhân trong khu dân cư tự nguyện đóng góp đã cơ bản đủ trang trải việc duy trì các tổ kiểm soát chốt “vùng xanh” trong một tuần.

Giữ vững “vùng xanh” ngoại thành

Không chỉ trong khu vực nội thành, nhiều khu dân cư ở ngoại thành Hà Nội cũng thiết lập các “vùng xanh”. Thôn 3, xã Trung Châu (huyện Đan Phượng) là một ví dụ điển hình. Thôn 3 là một trong những địa bàn phức tạp nhất của xã Trung Châu bởi dân cư đông với 223 hộ dân và 1.050 nhân khẩu; thôn lại tiếp giáp với một số thôn của xã Vân Nam, Vân Phúc (huyện Phúc Thọ). Để thực hiện công tác phòng, chống Covid-19, thôn đã huy động lực lượng gồm cán bộ thôn, các hội đoàn thể, y tế, tình nguyện viên thay nhau trực chốt 24/24.

Ông Hoàng Văn Tuất - Trưởng thôn 3, xã Trung Châu, chia sẻ: Với phương châm gia đình cách ly với gia đình, thôn cách ly với thôn, 100% hộ dân trong thôn đã thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch. Tất cả mọi người ra - vào đều phải khai báo y tế, thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K; việc vận chuyển hàng hóa chỉ được giao nhận tại chốt trực; người dân muốn ra khỏi khu vực phải có giấy đi đường, giấy công tác, phiếu đi chợ.

“Hiệu quả cao nhất mà mô hình “vùng xanh” mang lại chính là ý thức tự giác của người dân được nâng cao hơn, phát huy sức mạnh cộng đồng. Cán bộ, nhân dân trong thôn đã cùng tham gia vào công tác chốt chặn. Từ đó, mọi người tự ý thức được đây là việc làm đang bảo vệ sự an toàn cho chính cá nhân, gia đình mình và cả khu dân cư”, ông Tuất nhấn mạnh.

Từng thôn, xóm cùng bảo vệ “vùng xanh”.

Hiện tại, trên địa bàn xã Trung Châu có 1 chốt liên huyện giữa Đan Phượng và Phúc Thọ; 15 chốt trực của các thôn và 50 chốt cứng. Ngoài việc bố trí lực lượng đoàn viên, y tế phối hợp với lực lượng chức năng trực chốt liên huyện, xã đã huy động 140 người tham gia trực tại các chốt ở khu dân cư.

Cùng với việc trích nguồn ngân sách của địa phương, Đảng ủy, UBND xã đã giao cho các tổ chức đoàn thể vận động xã hội hoá để tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, mạnh thường quân, các tập thể, cá nhân ủng hộ hỗ trợ lực lượng tham gia trực chốt. Đặc biệt, trong dịp này nhiều hộ dân cũng tự nguyện nấu cháo, thổi xôi, nấu đồ ăn sáng, ủng hộ hoa quả, thức ăn, đồ uống nhằm tăng cường sức khoẻ, giúp người trực chốt phấn khởi, yên tâm làm tốt nhiệm vụ…

Là địa phương đầu tiên của huyện Ứng Hòa triển khai “vùng xanh” an toàn, thôn Nội Xá, xã Vạn Thái đang thực hiện rất hiệu quả mô hình này. Toàn thôn có 1.839 hộ, với 7.258 nhân khẩu. UBND xã lập nhiều chốt, lối ra vào được rào lại, chỉ còn một lối đi duy nhất. Tại đây, Tổ Covid cộng đồng và người dân trong các khu dân cư cử người tham gia trực chốt, tự nguyện thực hiện các nội quy, nhắc nhở lẫn nhau nhằm bảo vệ “vùng xanh” của mình; giữ gìn, cùng phấn đấu không để xảy ra dịch bệnh.
 

Bí thư Đảng ủy xã Vạn Thái Trần Thị Oánh cho hay, hiện có 40 người dân trên địa bàn thôn, độ tuổi từ 20 đến 50, tình nguyện tham gia trực chốt “vùng xanh”. Đến nay, toàn huyện Ứng Hòa đã có 145 thôn, làng, tổ dân phố thực hiện “vùng xanh” an toàn.

Giữ chặt, kiểm soát nghiêm

Nói về việc thiết lập và quản lý các “vùng xanh” an toàn trên địa bàn, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Tây Hồ Nguyễn Anh Tuấn cho biết, quận Tây Hồ đang tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả của mô hình “Tổ dân phố xanh an toàn, khu chung cư an toàn” nhằm tạo kết quả thực chất trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Trong đó, huy động nhân dân tự nguyện, tự giác tham gia xây dựng “vùng xanh” an toàn để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả trong tổ chức thực hiện… Trước mắt, quận đang triển khai tại 3 phường gồm: Bưởi, Thụy Khuê và Yên Phụ.

Để bảo vệ “vùng xanh” an toàn, các thành viên tổ kiểm soát thay nhau trực tại chốt 24/24h hàng ngày.

Để phát huy vai trò của các “vùng xanh” an toàn, quận Tây Hồ đặt ra những yêu cầu phải thực hiện như: Tuyên truyền để người dân hiểu, đồng thuận và thực hiện; ban hành, niêm yết nội quy tại mỗi khu vực; thiết lập các chốt kiểm soát; kiện toàn bộ máy tổ chức, phương thức hoạt động ở các chốt; tăng cường cung ứng lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về tiêm vắc xin, lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng; tăng cường các biện pháp đảm bảo an sinh xã hội và công kiểm tra, giám sát…

Trong đó, tại các chốt “vùng xanh” quy định điều kiện an toàn phòng, chống dịch được thực hiện ở mức cao nhất. Quy định rõ ràng đối tượng ra - vào khu vực. Đồng thời, quy định quyền và trách nhiệm của người dân trong việc ký cam kết chấp hành yêu cầu, thông báo của lực lượng thi hành công vụ, tự nguyện khai báo, không được tiếp khách, cho lưu trú đối với người từ bên ngoài vào, yêu cầu người đi làm phải nêu rõ thông tin cho lực lượng làm việc tại chốt.

Tại mỗi chốt kiểm soát, lực lượng chức năng sẽ thiết lập 1 lối ra - vào được rào chắn cơ động, phù hợp điều kiện thực tế để xe cấp cứu, xe cứu hỏa, xe bán hàng hóa lưu động có thể di chuyển được và đảm bảo thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Các đường phụ, lối nhỏ, ngách ra vào khu vực thuộc “vùng xanh” an toàn đều phải chốt cứng, không có ra vào kể cả người và phương tiện… theo phương châm “giữ chặt, kiểm soát nghiêm”.

Ông Nguyễn Anh Tuấn cũng cho biết, để đảm bảo việc triển khai các biện pháp siết chặt quản lý các khu “vùng xanh“ an toàn, Thường trực Quận ủy đã chỉ đạo các phòng, ban đơn vị có liên quan tiếp tục rà soát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để có những điều chỉnh phù hợp với thực tế. Cùng với đó, Thường trực Quận ủy đã phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện “vùng xanh” an toàn tại phường được phân công theo dõi.

Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Hoàng Tuấn Anh cũng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Quận ủy, UBND quận đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng, và có phương án bố trí lượng vắc xin, thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho nhân dân, phấn đấu đạt miễn dịch cộng đồng cho các khu “vùng xanh”'.

Chủ động cập nhật các chính sách hỗ trợ đối với đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 để kịp thời tổ chức thực hiện. Đồng thời, chủ động điều phối việc cung cứng hàng hóa thực phẩm cho người dân tại các khu vực “vùng xanh” an toàn...

Những “vùng xanh” an toàn góp phần giữ bình yên cho Hà Nội giữa "bão" Covid-19.

“Nhằm hạn chế tình trạng người dân ra đường khi không cần thiết, đặc biệt là việc ra ngoài “vùng xanh”, quận Tây Hồ đã bố trí các điểm chợ lưu động đảm bảo chất lượng, số lượng trong chính “vùng xanh” an toàn để đảm bảo nhu yếu phẩm cần thiết hàng ngày của người dân. Sau một thời gian thực hiện, đến nay, công tác đưa chợ lưu động vào các khu “vùng xanh” đã phát huy được hiệu quả, được nhân dân, dư luận đánh giá cao”, ông Hoàng Tuấn Anh nói.

Thực tế cho thấy, dù không phải là địa bàn đầu tiên tổ chức mô hình “vùng xanh” an toàn, nhưng với tinh thần chủ động, sáng tạo, hướng đến lợi ích của nhân dân như đưa chợ lưu động vào vùng xanh; tăng cường hỗ trợ người lao động mất việc, gia đình có hoàn cảnh khó khăn… mô hình “vùng xanh” an toàn tại quận Tây Hồ đã thực sự trở thành điểm tựa vững chắc cho công tác phòng, chống dịch Covid-19”.

Khuyến khích người dân tham gia quản lý chốt

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng, đến nay huyện đã thiết lập các “vùng xanh” tại 219 thôn, tổ dân phố, ngõ, xóm, khu dân cư an toàn. Các xã đều khuyến khích người dân tham gia quản lý chốt “vùng xanh”. Huyện duy trì 7 chốt kiểm soát dịch và 119 chốt cứng, 126 chốt mềm với 1.223 người tham gia tại 16 xã, thị trấn. Đồng thời, huyện tăng cường các tổ tuần tra lưu động kiểm tra việc chấp hành thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn.

Là địa phương đầu tiên của huyện Ứng Hòa triển khai “vùng xanh” an toàn, thôn Nội Xá, xã Vạn Thái đang thực hiện rất hiệu quả mô hình này. Toàn thôn có 1.839 hộ, với 7.258 nhân khẩu. UBND xã lập nhiều chốt, lối ra vào được rào lại, chỉ còn một lối đi duy nhất. Tại đây, Tổ Covid cộng đồng và người dân trong các khu dân cư cử người tham gia trực chốt, tự nguyện thực hiện các nội quy, nhắc nhở lẫn nhau nhằm bảo vệ “vùng xanh” của mình; giữ gìn, cùng phấn đấu không để xảy ra dịch bệnh. Bí thư Đảng ủy xã Vạn Thái Trần Thị Oánh cho hay, hiện có 40 người dân trên địa bàn thôn, độ tuổi từ 20 đến 50, tình nguyện tham gia trực chốt “vùng xanh”. Đến nay, toàn huyện Ứng Hòa đã có 145 thôn, làng, tổ dân phố thực hiện “vùng xanh” an toàn.
Tại huyện Thanh Oai, các chốt đều phân công cán bộ trực 24/24, kiểm tra các phương tiện lưu thông, đo thân nhiệt và hướng dẫn khai báo y tế, bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Đối với các “vùng xanh”, huyện yêu cầu các xã, thị trấn thành lập các “đội tự quản vùng xanh”, giám sát chặt chẽ người trong thôn, xóm, gia đình.

Hoạt động giao nhận đồ diễn ra tại các chốt, những người được ra ngoài phải có giấy đi đường và giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật. Anh Lê Văn Hiệu - đoàn viên Thanh niên xã Thanh Thùy, chia sẻ, “đội tự quản vùng xanh” có nhiệm vụ trực 24/24 để giám sát tại các chốt kiểm soát, đồng thời hỗ trợ người dân nhận nhu yếu phẩm, tuyên truyền để người dân chủ động, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch.

Thực hiện phương châm “mỗi gia đình là một chốt”, “mỗi khu dân cư là một chốt”, chính quyền và người dân phường Giang Biên (quận Long Biên) đã tiếp tục giữ vững những vùng an toàn, bảo đảm không có trường hợp lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Phó Chủ tịch UBND phường Giang Biên Nguyễn Thị Hoài cho biết, UBND phường lập 6 chốt mềm và 30 chốt cứng.

Đồng thời, quán triệt 20 Tổ Covid-19 cộng đồng tuyên truyền đến người dân trên địa bàn. Hiện nay, phường không có trường hợp F0 nên các lực lượng chức năng phải trực chốt nghiêm ngặt, bảo đảm 3 vòng bảo vệ “vùng xanh”: Khu dân cư - tổ dân phố - phường, kiểm soát chặt người ngoài địa phương vào khu dân cư.

Tại quận Bắc Từ Liêm, hiện tại cũng đã thiết lập được 916 “vùng xanh” tự quản. Trong chuyến thăm và kiểm tra một số chốt kiểm soát dịch, chốt tự quản trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm vào chiều ngày 17/8 vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết đánh giá cao các lực lượng làm nhiệm vụ. Nhất là lực lượng tự quản tại các chốt trực “vùng xanh” an toàn đã không quản ngại khó khăn, ngày đêm ứng trực, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm giãn cách, góp phần cùng Thành phố chống dịch

H.Phong - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giảm tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA

Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% đến dưới 70%, tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vay ưu đãi, trong khi quy định cũ tỷ lệ cho vay lại là 40% vốn vay ODA, vay ưu đãi.

SHB chấp nhận đơn từ nhiệm của CEO Nguyễn Văn Lê

Căn cứ đơn từ nhiệm vì lý do sức khỏe của ông Nguyễn Văn Lê, tại cuộc họp HĐQT thường kỳ ngày 26/7/2021, HĐQT ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đồng ý đề xuất xin từ nhiệm chức danh Tổng giám đốc của ông Nguyễn Văn Lê từ ngày 04/8/2021.

link bài gốc https://laodongthudo.vn/quyet-tam-bao-ve-vung-xanh-an-toan-cho-ha-noi-128549.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com