Xem nhiều

Sáng 5/10, Việt Nam không có thêm ca mắc Covid-19

05/10/2020 07:42

Kinhte&Xahoi Bộ Y tế thông tin đến nay số ca bệnh Covid-19 tại nước hiện dừng lại ở con số 1.096; đã có 1.020 bệnh nhân được điều trị khỏi.

Tính từ 18h ngày 4/10 đến 6h ngày 5/10, Việt Nam ghi nhận 0 ca mắc mới Covid-19. Như vậy, đến nay số ca bệnh tại nước ta vẫn là 1.096, 35 trường hợp tử vong, đều là các trường hợp có bệnh lý nền nặng. Trong đó có tổng cộng 691 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca. 

Việt Nam cũng bước vào ngày thứ 32 ngày không ghi nhận ca bệnh ngoài cộng đồng.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 16.363, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 263

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.551

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 4.549.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19:

- Số ca âm tính với SARS-CoV-2:

+ Lần 1: 1

+ Lần 2: 2

+ Lần 3: 4

- Số ca tử vong: 35 ca.

- Số ca điều trị khỏi: 1.020 ca.

Bản đồ chung sống an toàn với dịch Covid-19

Bản đồ chung sống an toàn với dịch Covid-19 vừa ra mắt nhằm mục đích kiểm soát dịch bệnh trên quy mô toàn quốc. Bản đồ thể hiện công tác phòng chống bệnh của các cơ sở công cộng, nơi tập trung đông người.

Theo Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, trước mắt, bản đồ được triển khai trong hệ thống các trường học và cơ sở y tế. Theo đó, các cơ sở y tế, giáo dục thường xuyên sử dụng ứng dụng, cập nhật các công việc bảo đảm môi trường an toàn phòng chống Covid-19 trên cơ sở các tiêu chí Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, địa phương đề ra.

Tiếp đó, dựa vào diễn biến tình hình dịch bệnh thực tế, các bộ, ngành, địa phương xây dựng danh mục công việc cụ thể, đánh giá ở 3 mức độ (an toàn/có rủi ro/không an toàn) nhằm thực hiện phòng chống dịch theo khung thời gian nhất định. Bản đồ được triển khai, nhân rộng đến các khách sạn, trụ sở làm việc, nhà máy, siêu thị, phương tiện giao thông công cộng...

Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thiện công cụ này. Các cấp xã, phường được cấp tài khoản để cập nhật tình hình thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh từng địa phương, cơ sở.

Nam Phương - Theo Dân Trí

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cuộc chạy đua của các ngân hàng thời hậu Covid-19

Dịch Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế, ảnh hưởng đến tất cả mọi ngành nghề là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, xét ở một góc độ tích cực, dịch Covid-19 lại đang thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đua của các ngân hàng và các doanh nghiệp công nghệ tài chính trong tiến trình triển khai số hóa dịch vụ và thanh toán điện tử.

Hạ mặt bằng lãi suất: ''Tiếp sức'' cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh lãi suất điều hành, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất huy động để có dư địa giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng cung ứng vốn, "tiếp sức" cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đây là lần thứ 2 hệ thống ngân hàng giảm lãi suất cho vay kể từ khi dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.

Link bài gốc https://dantri.com.vn/suc-khoe/sang-510-viet-nam-khong-co-them-ca-mac-covid-19-20201005060812171.htm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com