Xem nhiều

Thu hẹp khoảng cách về mức sống, dịch vụ xã hội cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi Thủ đô

12/07/2022 19:52

Kinhte&Xahoi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, thu hẹp khoảng cách vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Thủ đô không đơn thuần về kinh tế mà cả về mức sống, được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu… Từ đó, Hà Nội cần có chính sách đặc thù, phù hợp để phát triển đồng bộ, toàn diện.

Sáng 12/7, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2022 và triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh.

Dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách điều hành UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội nghị.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Báo cáo sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2022 tại hội nghị, Phó Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Phúc Hải cho biết, Ban Dân tộc Thành phố đã tham mưu triển khai kế hoạch của UBND Thành phố về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030.

Đến nay, Thành phố đã bố trí 983 tỷ đồng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo kế hoạch.

Với việc triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô, thu hẹp dần tiến tới không còn khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với vùng nông thôn khu vực ngoại thành Hà Nội.

Các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn được triển khai thực hiện kịp thời, đúng đối tượng; công tác nắm tình hình địa bàn, thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của thành phố được thực hiện linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế.

Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách điều hành UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu tại hội nghị.

Trong thời gian còn lại của năm 2022, Ban Dân tộc Thành phố sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách dân tộc của Trung ương và thành phố, bảo đảm đầy đủ kịp thời, đúng đối tượng, nhất là việc thực hiện Nghị quyết chuyên đề của HĐND Thành phố về chính sách hỗ trợ hằng tháng cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đồng thời, thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện một số chương trình, chính sách dân tộc…

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách điều hành UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn khẳng định, Thành phố đã, đang dành nguồn lực không nhỏ để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đưa mức sống, thu nhập của nhân dân vùng dân tộc, miền núi sớm ngang bằng với vùng nông thôn khu vực ngoại thành Hà Nội.

Về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, đồng chí Lê Hồng Sơn đề nghị Ban Dân tộc Thành phố nâng cao tinh thần trách nhiệm, chuyển biến thành hành động trong thực hiện công tác, trong đó, chú trọng đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công được UBND Thành phố phân bổ.

Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền các địa phương cần quan tâm hơn nữa tới việc làm và đời sống của bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn, từ đó, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần xây dựng Thủ đô, đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh.

Toàn cảnh hội nghị.

Sau khi nghe các báo cáo và tham luận của các đơn vị, địa phương, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đánh giá cao công tác dân tộc trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó nổi bật là những chính sách, nguồn lực đầu tư của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn.

“So với các địa phương khác, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô đã có mức sống tương đối tốt”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhấn mạnh.

Lưu ý một số vấn đề, đồng chí Hầu A Lềnh cho rằng, thu hẹp khoảng cách không đơn thuần về kinh tế mà cả về mức sống, được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu… từ đó, cần có chính sách đặc thù, phù hợp để phát triển đồng bộ, toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Thủ đô.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cũng đề nghị Hà Nội tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền phù hợp với trình độ, nhận thức của đồng bào dân tộc, miền núi; động viên, khuyến khích nhân dân phát huy thế mạnh, khơi dậy ý thức tự vươn lên; tiếp tục rà soát nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách cho vùng đồng bào dân tộc, miền núi…

 P. Ngân - LĐTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đầu tuần, giá vàng tăng mạnh

Ngày đầu tuần 28-2, giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại, một số nơi đưa giá vượt mốc 66 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng điều chỉnh phương thức tính phí dịch vụ SMS banking

Thời gian gần đây, một số ngân hàng điều chỉnh phương thức tính phí dịch vụ SMS banking từ cố định hằng tháng sang tính theo số lượng tin nhắn. Thay vì mức phí thông thường là 11.000 đồng/tháng, mức phí SMS banking phải trả cho một số ngân hàng trong tháng 1-2022 lên tới 55.000 đồng hoặc 77.000 đồng.

link bài gốc https://laodongthudo.vn/thu-hep-khoang-cach-ve-muc-song-dich-vu-xa-hoi-cho-vung-dong-bao-dan-toc-va-mien-nui-thu-do-143018.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com