Xem nhiều

Trên 1.505 tỷ đồng hỗ trợ các đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng dịch Covid-19

09/10/2021 14:15

Kinhte&Xahoi Cuối giờ chiều ngày 8/10, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Hà Nội có báo cáo thông tin về công tác hỗ trợ các đối tượng khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Các chính sách hỗ trợ của Trung ương và Thành phố được triển khai sâu rộng đến mọi đối tượng khó khăn. Ảnh minh họa.

Theo đó, tính đến chiều ngày 8/10/2021, toàn Thành phố đã chi ngân sách và huy động xã hội hoá để quyết định hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn, bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 với tổng kinh phí 1.505,701 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 15/NQ-HĐND là 1.112,342 tỷ đồng; nguồn vận động xã hội hoá để hỗ trợ các đối tượng ngoài quy định là 393,358 tỷ đồng.

Cụ thể, về kết quả thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, các sở, ngành có liên quan và các quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho trên 1,721 triệu người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với kinh phí 815,7 tỷ đồng, trong đó, đã thực hiện hỗ trợ cho trên 1,693 triệu người lao động, người sử dụng lao động với kinh phí 762,41 tỷ đồng.

11/12 nhóm chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg đã được Thành phố phê duyệt quyết định và thực hiện hỗ trợ, còn 1 nhóm chưa có kết quả phê duyệt hỗ trợ do chưa nhận được hồ sơ của đối tượng là nhóm "Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động".

Về kết quả thực hiện chính sách đặc thù cho các đối tượng quy định tại Nghị quyết 15/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, đến chiều ngày 8/10, Thành phố đã phê duyệt và thực hiện hỗ trợ đối với 8/8 nhóm đối tượng. Các địa phương đã rà soát và ra quyết định hỗ trợ cho 288.998 người, hộ kinh doanh với kinh phí phê duyệt là 296,63 tỷ đồng, đã tổ chức chi trả cho 288.241 đối tượng với kinh phí 295,42 tỷ đồng.

Cùng với triển khai hai chính sách nói trên, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã trích kinh phí 89,27 tỷ đồng từ nguồn ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19 để quyết định hỗ trợ cho 175.117 người khó khăn (bao gồm cả một số người nước ngoài khó khăn đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội). Trong đó, đã thực hiện hỗ trợ được 83.353 người khó khăn với số tiền 43,39 tỷ đồng.

Ngoài ra, với tinh thần đoàn kết, "tương thân tương ái", từ khi thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 đến nay, các tổ chức chính trị, xã hội Thành phố (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố; Bộ Tư lệnh Thủ đô; các cấp Công đoàn Thành phố; Thành đoàn Hà Nội; Hội Chữ thập đỏ; Hội Cựu chiến binh; Hội Nông dân; Hội Liên hiệp phụ nữ) và một số quận, huyện, thị xã cũng đã huy động nhiều nguồn lực xã hội và quà của các nhà hảo tâm để cùng chung sức hỗ trợ cho 1,059 triệu lượt người, hộ gia đình còn khó khăn trên địa bàn ổn định cuộc sống với số tiền 304,08 tỷ đồng.

Có thể nói, với sự vào cuộc khẩn trương, tích cực của cơ quan chức năng, các quận, huyện, thị xã, mỗi ngày, các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội của Trung ương và thành phố Hà Nội tiếp tục được triển khai sâu rộng đến với mọi đối tượng khó khăn trên địa bàn Thành phố, giúp người dân, doanh hộ kinh doanh, doanh nghiệp có điểm tựa vượt qua khó khăn của đại dịch.

Ngoài ra, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cũng cho biết, thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của Thường trực HĐND Thành phố về việc quy định chính sách nhà nước đảm bảo chi phí thực hiện hỏa táng đối với người tử vong dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố Hà Nội, đến nay đã có 84 trường hợp được hỗ trợ.

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cũng đã và đang tiếp tục tiếp nhận thông tin, giải đáp thắc mắc của người dân liên quan đến các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội qua tổng đài 1022 Hà Nội. Đến chiều tối 8/10, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội đã tiếp nhận và xử lý thông tin 3.042 cuộc gọi của người dân đến Tổng đài 1022 về những chính sách này và đã giải đáp, tư vấn kịp thời.

 Phạm Diệp - LĐTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngân hàng nào áp dụng lãi suất tiết kiệm cao nhất?

Theo thống kê từ bảng niêm yết lãi suất của các ngân hàng kể từ đầu tháng 9 đến nay, xếp hạng mức lãi suất tiết kiệm cao nhất là Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) với mức 7,3%/năm áp dụng cho khoản tiết kiệm từ 30 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 13 tháng. Mặc dù mức lãi suất này đã giảm 0,1%/năm so với tháng trước nhưng vẫn cao nhất trong hệ thống.

link bài gốc https://laodongthudo.vn/tren-1505-ty-dong-ho-tro-cac-doi-tuong-kho-khan-bi-anh-huong-dich-covid-19-131169.html?

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com