Xem nhiều

Tương lai nào cho 1.699 sinh viên Trường Đại học Điện lực có điểm đầu vào "dưới chuẩn"

26/05/2020 16:23

Kinhte&Xahoi Như chúng tôi đã đưa tin, Trường Đại học Điện lực vi phạm hàng loạt các quy định về thu chi tài chính và tuyển sinh trong nhiều năm học. Đặc biệt nghiêm trọng đó là việc tuyển 1.699 thí sinh không đủ điều kiện đầu vào nhưng vẫn được gọi nhập học.

Bộ Công thương đã 2 lần ban hành kết luận về những sai phạm pháp luật tại trường Đại học Điện lực.

Theo kết luận thanh tra của Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo về những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng tại Trường Đại học Điện lực, Ban Giám hiệu trường này đã cố ý làm trái hàng loạt các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tuyển sinh, thu chi tài chính, đào tạo liên thông, liên kết, xây dựng cơ bản, đấu thầu, mua sắm tài sản…

Trong số những sai phạm đã được kết luận, việc 1.699 thí sinh không đủ điểm đầu vào theo điểm chuẩn của Trường Đại học Điện lực công bố nhưng vẫn được gọi “nhập học” thực sự là “quả bom” nguyên tử giáng xuống hàng nghìn gia đình của các sinh viên có tên trong danh sách này. Điều đáng nói là rất nhiều sinh viên trong số 1699 sinh viên này đã ra trường.

Theo Khoản 3, Điều 34, Luật Giáo dục năm 2012: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh và ban hành quy chế tuyển sinh. Thông tư số 03/2013/TT-BGDĐT năm 2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 5/3/2012 cũng quy định: Diện trúng tuyển là những thí sinh đã dự thi đủ số môn theo quy định và đạt điểm trúng tuyển do trường quy định cho từng đối tượng, theo từng khu vực, không có môn nào bị điểm không (0).

Bởi thế, việc Trường Đại học Điện lực tiến hành triệu tập 1.699 thí sinh có điểm trúng tuyển thấp hơn điểm trúng tuyển do trường công bố (theo kết luận thanh tra ngày 16/9/2016 của Thanh tra Bộ Công thương – pv) là vi phạm Luật Giáo dục năm 2012; Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hậu quả là 1.699 thí sinh không đủ điểm trúng tuyển nhưng vẫn được gọi nhập học, trở thành sinh viên Trường Đại học Điện lực là con số sai “khủng khiếp” và trở thành câu chuyện ngụ ngôn “con cá voi chui tọt lưới đánh cá rô đồng”.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phải ra công văn "nhắc" Trường Đại học Điện lực báo cáo kết quả thực hiện sau kết luận thanh tra của Bộ này vào năm 2019.

Minh chứng rõ nét nhất cho việc này là chỉ trong 2 năm 2018, 2019, Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực Trương Huy Hoàng đã ký ban hành các Quyết định thành lập Tổ rà soát hồ sơ sinh viên tốt nghiệp hệ Đại học khóa D8 hệ kỹ sư năm 2018 (Quyết định số 75/QĐ-ĐHĐL, ngày 18/01/2018); Quyết định số 490/QĐ-ĐHĐL ngày 13/4/2018 công nhận tốt nghiệp cho sinh viên Đại học khóa Đ8 Hệ kỹ sư, khóa cũ về thi lại; Quyết định thành lập Tổ rà soát hồ sơ sinh viên tốt nghiệp đại học khóa D9 hệ kỹ sư năm 2018 (Quyết định số 121/QĐ-ĐHĐL, ngày 12/02/2019); Quyết định số 242 ngày 8/3/2019 công nhận tốt nghiệp cho sinh viên hệ Đại học khóa Đ9 Hệ kỹ sư, khóa cũ.

Việc “phát lộ” 1.699 sinh viên không đủ điều kiện đầu vào nhưng vẫn được Trường Đại học Điện lực gọi nhập học chứng tỏ một điều rằng Hội đồng tuyển sinh trường này chưa thực thi đúng trách nhiệm theo quy định, thậm chí có dấu hiệu rõ ràng của tội “cố ý làm trái”.

Với hàng loạt các sai phạm diễn ra, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị, yêu cầu Trường Đại học Điện lực phải rà soát toàn bộ điểm đầu vào của sinh viên đại học chính quy năm 2013, 2014 của tất cả các ngành đào tạo của trường, lập danh sách sinh viên có điểm trúng tuyển dưới điểm chuẩn theo thông báo của trường, danh sách sinh viên đào tạo theo nhu cầu của xã hội của từng địa phương, danh sách sinh viên chuyển trường được tiếp nhận không đúng quy định. Đánh giá tình hình hiện tại (còn học, đã tốt nghiệp) của các danh sách trên, đề xuất phương án xử lý. Trường hợp không đúng quy chế thì buộc thôi học, thu hồi văn bằng theo quy định gửi về Vụ Giáo dục đại học và Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30/11/2019.

Chờ "hoài" không thấy Trường Đại học Điện lực xử lý các nội dung sau thanh tra. Ngày 8/5/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục "nhắc" nhở Trường Đại học Điện lực không được quên các nội dung trên bằng công văn số 1504/BGDĐT-GDĐH gửi trường này về việc xử lý sau thanh tra. Công văn yêu cầu nhà trường báo cáo chi tiết một số nội dung, cụ thể là danh sách toàn bộ các sinh viên đại học chính quy năm 2013, 2014 của tất cả các ngành đào tạo của Trường có điểm trúng tuyển dưới điểm chuẩn theo thông báo của trường năm 2013, 2014; Danh sách sinh viên tuyển sai đối tượng năm 2013, 2014… gửi trước ngày 15/5/2020.

Cổng trường Đại học Điện lực.

Trước đó, Báo Tuổi trẻ thủ đô, chuyên trang Tuổi trẻ và Pháp luật đã đăng tải bài viết phản ánh về rất nhiều sai phạm tại Trường Đại học Điện lực được nêu rõ tại 3 kết luận thanh tra do Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Điểm chung của cả 3 kết luận thanh tra là đều chỉ ra những sai phạm có yếu tố hình sự của một số cá nhân đang công tác hoặc đã nghỉ hưu tại Trường Đại học Điện lực.

Có thể kể đến một số sai phạm trong việc báo cáo không trung thực với Bộ Giáo dục và Đào tạo để tuyển sinh vượt chỉ tiêu 34.270 sinh viên trong giai đoạn 2011-2015; Vi phạm Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi tuyển 1699 thí sinh có điểm trúng tuyển thấp hơn điểm trúng tuyển do Trường công bố; Tuyển sinh các đối tượng tốt nghiệp cao đẳng nghề liên thông lên trình độ đại học khi chưa được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo…

Và trong số cả "rừng" vi phạm như vậy, đau xót nhất, ngoài việc “phù phép” cho 1699 thí sinh nhập học khi có điểm đầu vào dưới “chuẩn” thì có lẽ việc ông Chu Đức Toàn, Phó Trưởng Khoa Điều khiển và Tự động hóa và các cá nhân liên quan “thu lợi bất chính” bằng cách “nhận tiền chống trượt thi tốt nghiệp” của 22 sinh viên lớp C16 ĐK TĐH với số tiền 70.400.000 đồng thực sự là một “nỗi đau” cho những người làm giáo dục chân chính.

Sai phạm đặc biệt nghiêm trọng là thế, hàng chục nội dung cũng đã được Thanh tra của Bộ Công thương (Bộ chủ quản – pv) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ quản lý ngành – pv) chỉ ra rất chi tiết. Tuy nhiên, Ban giám hiệu trường Đại học Điện lực, trong đó vai trò chủ chốt là Hiệu trưởng Trương Huy Hoàng và Chủ tịch Hội đồng trường Lê Anh Tuấn vẫn “giấu giếm” rất nhiều “góc khuất” cả về đào tạo lẫn thu chi tài chính trong gần 10 năm qua như: Không cung cấp cho cơ quan chức năng danh sách toàn bộ sinh viên đại học chính quy năm 2013, 2014 của tất cả các ngành đào tạo của Trường có điểm trúng tuyển dưới điểm chuẩn theo thông báo của trường năm 2013, 2014; Danh sách sinh viên tuyển sai đối tượng năm 2013, 2014; Danh sách sinh viên chuyển trường được trường tiếp nhận không đúng quy định năm 2013, 2014… cùng hàng chục tỷ đồng thu chi trái pháp luật liên quan tới công tác quản lý tài chính, học phí, lệ phí, quản lý phôi bằng, hoạt động dịch vụ, kê khai thuế, trích lập, sử dụng các quỹ, công nợ, mua sắm trang thiết bị, đầu tư công… đã biến ngôi trường "ngành điện" này trở thành một “quả bom” phức tạp bậc nhất từ trước tới nay trong sự nghiệp trồng người của nước ta.

Tuổi trẻ và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin.

 Doãn Hưng

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cuộc chạy đua của các ngân hàng thời hậu Covid-19

Dịch Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế, ảnh hưởng đến tất cả mọi ngành nghề là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, xét ở một góc độ tích cực, dịch Covid-19 lại đang thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đua của các ngân hàng và các doanh nghiệp công nghệ tài chính trong tiến trình triển khai số hóa dịch vụ và thanh toán điện tử.

Hạ mặt bằng lãi suất: ''Tiếp sức'' cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh lãi suất điều hành, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất huy động để có dư địa giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng cung ứng vốn, "tiếp sức" cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đây là lần thứ 2 hệ thống ngân hàng giảm lãi suất cho vay kể từ khi dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.

Link bài gốc https://phapluat.tuoitrethudo.com.vn/tuong-lai-nao-cho-1699-sinh-vien-truong-dai-hoc-dien-luc-co-diem-dau-vao-duoi-chuan-47001.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com