Xem nhiều

Vụ tiền điện tăng bất thường: Đừng tiếp tục “án oan” cái công tơ?

04/07/2020 08:14

Kinhte&Xahoi Điện lực là cái tên được người ta “réo” rất nhiều trong thời gian gần đây với lời tố “tiền điện tăng bất thường”. Và hầu hết, trong những thắc mắc của người dân hay lời giải thích của phía điện lực, đều đâu đó nhắc đến “cái công tơ”. Liệu rằng, cái công tơ tưởng chừng như vô tri vô giác, có đang mang một “án oan” cho mình hay không?

Cuộc trò chuyện với Giám đốc Điện lực

Đây là cuộc trò chuyện có thật mà chúng tôi đã thực hiện trong quá trình tìm hiểu về vấn đề tiền điện tăng bất thường, dựa trên một số đơn thư phản ánh được người dân gửi đến tòa soạn.

Nội dung đơn thư không mới, vẫn xoay quanh câu chuyện tiền điện tăng bất thường, thậm chí là tăng “phi mã” so với cùng kỳ của năm ngoái. Thậm chí, không ít người dân còn khẳng định rằng: tôi vắng nhà hơn chục ngày mà tiền điện có khi còn tăng gấp đôi so với nhiều tháng trước đó…

Và, câu trả lời của vị Giám đốc điện lực dành cho chúng tôi cũng…không mới khi khẳng định rằng mọi việc hoàn toàn là trong sáng, chỉ số điện là chính xác và cái công tơ vẫn “chuẩn chỉ” sau khi mang đi kiểm định!!!

Trả lời cho câu hỏi: vì sao chỉ số tiêu thụ điện năm nay của người dân tăng chóng mặt như thế, vị Giám đốc trả lời: năm nay nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, vì thế hoạt động của các thiết bị điện cũng gia tăng theo dựa trên cả yếu tố nhu cầu lẫn nguyên tắc kĩ thuật. Để dẫn chứng, ông nói: ví dụ như cái điều hòa, bình thường thời tiết không quá nóng, nó sẽ mất khoảng 1 tiếng để làm lạnh, sau đó rơ le sẽ tự ngắt. Nhưng khi nhiệt độ nắng nóng tăng cao, thì có thể sẽ mất đến hơn một tiếng cái điều hòa mới đủ mát và khi đó cần thêm lượng điện tiêu thụ cho đến khi đủ điều kiện cho rơ le tự ngắt.

Trả lời cho câu hỏi: tại sao người dân tố rằng họ thậm chí vắng nhà nhiều ngày mà chỉ số tiêu thụ điện không những không giảm mà còn tăng, vị giám đốc trả lời: họ nói thế thì tôi biết thế, chứ tôi có ở trong nhà họ đâu mà xác thực được điều đó?

Trả lời cho câu hỏi: Căn cứ vào đâu để Điện lực tin rằng, chắc chắn rằng mình không sai trong vụ tiền điện tăng bất thường? Vị giám đốc đáp luôn: chỉ số ở công tơ như nào thì chúng tôi bảo như thế?

Có nghi vấn cho rằng, phía Điện lực có thể can thiệp vào hoạt động của hệ thống phần mềm đang quản lý và thu thập chỉ số tiêu thụ điện? – Vị giám đốc khẳng định: nếu có phần mềm như thế, có lẽ họ sẽ để bán cho công ty triệu triệu đô ($) chứ không dại gì mà bán cho điện lực…

Cái công tơ có bị “án oan”?

Khi thắc mắc về việc tiền điện tăng bất thường, người dân cũng băn khoăn rằng liệu cái công tơ có bị lỗi? cái công tơ có bị phía điện lực chi phối hay không? cái công tơ (ngày xưa là) chạy cơ thì chả thấy có vấn đề gì mà (giờ dùng nhiều công tơ điện tử) lại tiền điện tăng bất thường kiểu thế?

Chung quy lại, cái công tơ bị đem ra thắc mắc khá nhiều, và nó vô hình chung bị nhiều người cho rằng là “tòng phạm với điện lực” để đánh cắp tiền của người dân.

Vậy còn phía điện lực thì sao? Dường như, hầu hết trong các phản hồi, ở những câu trả lời của phía Điện lực về vấn đề tiền điện tăng bất thường thì cái công tơ cũng được mang ra để “xử lý”. Thực tế cho thấy, để chứng minh mình “vô can” trước những lời tố, biện pháp (dường như là duy nhất) đang được điện lực thực hiện đó là đề nghị người dân cùng họ mang cái công tơ đi kiểm định. Tất nhiên là họ hứa: Nếu đồng hồ chạy sai, điện lực phải tính toán lại để bồi hoàn cho khách hàng và chịu chi phí kiểm định. Ngược lại, nếu đồng hồ chạy đúng, khách hàng chịu chi phí kiểm định. Nhưng hình như đến thời điểm này, rất khó để tìm được trường hợp nào được xác định là công tơ chạy sai, công tơ bị lỗi, mà hầu hết, sau khi kiểm định, các công tơ đó vẫn “chạy ngon”!(?)

Nếu như nói rằng cái công tơ đang vô hình chung dính phải án oán mỗi khi tiền điện tăng bất thường và sau đó được giải oan bằng hoạt động kiểm định, để rồi “hòa cả làng” – Ảnh minh họa.

Và đây cũng đang chính là mấu chốt của vấn đề, sai hay đúng thuộc về bên nào vẫn chưa thể biết rõ, điện lực có đang tranh thủ “nắn cổ” khách hàng hay không cũng chưa có đủ cơ sở để chứng minh. Nhưng có một sự thật thì, cứ ai tố việc tiền điện tăng bất thường là y như rằng cái công tơ bị lôi ra để làm thằng đứng giữa. Sai đúng cũng sẽ tại thằng công tơ, dù rằng sau khi kiểm định thì thằng công tơ không có lỗi. Vậy đến khi nào thì cái công tơ sẽ không bị kết án oan mỗi bắt đầu một sự cố về vấn đề điện tăng?

Nếu chỉ căn cứ vào vấn đề cái công tơ, và phương án để “tuyên án” là đi kiểm định cái công tơ, thì dường như hầu hết các vụ việc, người dân sẽ nắm chắc phần thua về mình hay sao? Nói thế không có nghĩa là điện lực đúng, vì nhiều người dân vẫn tin rằng, kể cả khi cái công tơ không vấn đề nhưng còn có thể có nhiều yếu tố khác dẫn đến việc sai sót trong việc theo dõi chỉ số tiêu thụ điện cơ mà? Vậy tại sao cứ hơi một tí là lại mang cái công tơ ra để mà bắt lỗi và chứng minh sự vô can?

Vì sao hóa đơn tiền điện tăng cao bất thường?

Trả lời câu hỏi này, nhiều công ty, tổng công ty điện lực cho rằng: nguyên nhân duy nhất là do nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện phục vụ cá thiết bị làm mát, làm lạnh gia tăng. Thêm vào nữa, thời gian nghỉ chống dịch Covid – 19 cũng là nguyên do tác động đến lượng tiêu thụ điện thay đổi. Ngoài ra, phía điện lực tin rằng không có lý do nào khác, và việc họ vô tình làm sai hoặc cố ý ghi sai tăng lên là hoàn toàn không.

Tuy nhiên, về phía người dân thì họ cho rằng có nhiều vấn đề hơn nữa có thể là nguyên nhân. Người dân thắc mắc rằng tại sao phía điện lực có thể khẳng định rằng các nhân viên đi kiểm tra số điện thủ công của họ luôn “tỉnh mắt” và không bị sai sót trong ghi chép? Hoặc như với những khu vực đã và đang sử dụng công tơ điện tử, bộ theo dõi ghi chép chỉ số điện bằng điện tử… là không thể bị nhầm lẫn hoặc không thể can thiệp?

Trong khi đó, có những giải thiết cũng khá thực tế, ví dụ như việc chỉ số của tháng trước sẽ được (cố ý hoặc vô tình) giảm lại và được cộng vào tháng sau, và với cách tính tiền điện theo bậc thang hiện này thì ngẫu nhiên rằng số tiền điện phải trả sẽ cao hơn dù rằng tổng chỉ số của cả 2 tháng đó vẫn không hề thay đổi?

“Án oan” này cần sự xuất hiện của “người thứ 3”

Nếu như nói rằng cái công tơ đang vô hình chung dính phải án oán mỗi khi tiền điện tăng bất thường và sau đó được giải oan bằng hoạt động kiểm định, để rồi “hòa cả làng”, thì câu hỏi được đặt ra đâu là giải pháp lúc này? Và dưới đây là một số những quan điểm (giải pháp) mà chúng tôi đã ghi nhận lại từ chính những người dân:

Thứ nhất, cần sớm loại bỏ thế “độc quyền” của điện lực. Thị trường bán điện, việc định giá bán điện… cần được nới lỏng hơn nữa, có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư hơn nữa chứ không nên chỉ có điện lực. Khi có sự cạnh tranh, tự khắc các khách hàng có cơ hội được hưởng lợi và việc giá điện tăng, tiêu thụ điện tăng bất thường sẽ không có cơ hội để xảy ra.

Công nhân điện lực Hà Nội ghi chỉ số điện tại khu vực còn sử dụng công tơ cơ, bằng camera và phần mềm máy tính bảng. Ảnh: Anh Minh

Thứ 2, cần có một đơn vị độc lập làm trọng tài thực sự để kiểm tra, quản lý và đưa ra phán quyết chứ không thể cứ mỗi lần xảy ra sự cố lại mang cái công tơ đi kiểm định để rồi mọi chuyện…đâu lại vào đấy.

Chia sẻ trên báo Tiền Phong, chuyên gia kinh tế độc lập, TS. Lê Minh Hoàng cho rằng: Với chính sách giá điện bậc thang, nếu sản lượng điện tiêu thụ của người dân trong tháng tăng gấp đôi, thì tiền điện sẽ tăng tương ứng gấp 3 lần. Đó là nguyên nhân khiến hoá đơn điện tăng cao. Chuyên gia này cho rằng, hiện nay, việc tính giá điện theo nhiều bậc, nhiều mức giá đã gây ra những khó khăn trong ghi chỉ số công tơ, trong thanh toán tiền điện với khách hàng và cả việc theo dõi tính toán kiểm tra của người tiêu dùng điện đối với việc sử dụng điện theo nhiều bậc thang hằng tháng của mình. “Để minh bạch giá điện, nên có một đơn vị độc lập vào cuộc để kiểm tra”, ông Hoàng nói.

Có lẽ đúng thế thật, nếu để cái công tơ không tiếp tục bị “án oan”, đã đến lúc cần “người thứ 3” trong cái mối vòng vo: người dân – tiền điện – điện lực.

NGỰ MIÊU

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cuộc chạy đua của các ngân hàng thời hậu Covid-19

Dịch Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế, ảnh hưởng đến tất cả mọi ngành nghề là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, xét ở một góc độ tích cực, dịch Covid-19 lại đang thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đua của các ngân hàng và các doanh nghiệp công nghệ tài chính trong tiến trình triển khai số hóa dịch vụ và thanh toán điện tử.

Hạ mặt bằng lãi suất: ''Tiếp sức'' cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh lãi suất điều hành, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất huy động để có dư địa giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng cung ứng vốn, "tiếp sức" cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đây là lần thứ 2 hệ thống ngân hàng giảm lãi suất cho vay kể từ khi dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.

Link bài gốc https://doanhnghiepdautu.net/vu-tien-dien-tang-bat-thuong-dung-tiep-tuc-an-oan-cai-cong-to/?fbclid=IwAR0EwrC8XzgTSw_ZYqKuCj7_OaZVbS-_7hmxR53cahVVaTJ5Ma1SXuX27iI

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com