Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh Chỉ số PMI

12/11/2022 14:51

Kinhte&Xahoi Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chỉ đạo nghiên cứu giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh hơn nữa Chỉ số nhà quản trị mua hàng sản xuất Việt Nam (PMI).

Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh Chỉ số PMI.

Tạp chí điện tử Vneconomy ngày 1/11/2022 có phản ánh thông tin: Chỉ số PMI trong tháng 10/2022 giảm xuống 50,6 điểm so với mức 52,5 điểm trong tháng 9/2022. Kết quả này là mức thấp nhất trong thời kỳ tăng kéo dài 13 tháng gần đây. Nguyên nhân chính khiến tăng trưởng tổng thể chậm lại trong tháng 10 là mức tăng yếu hơn của số lượng đơn đặt hàng mới.

Về vấn đề này, tại Công văn số 7634/VPCP-CN ngày 11/11/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã giao Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị chuyên môn nghiên cứu và kịp thời có giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh hơn nữa Chỉ số PMI trong thời gian tới.

Được biết, chỉ số PMI là một thuật ngữ chuyên ngành và được viết tắt từ cụm Purchasing Manager Index. Có thể hiểu đơn giản đây là một chỉ số quản lý thu mua. Chỉ số này giữ một vai trò quan trọng trong việc đo lường "sức khỏe kinh tế" của ngành sản xuất. Chỉ số này được Viện Quản lý Cung ứng (The Institute of Supply Management) và Markit Group công bố hàng tháng. Số liệu dựa trên một cuộc khảo sát từ các nhà quản lý chuỗi cung ứng đại diện các ngành hàng trên thế giới.

Ngoài ra, chỉ số PMI còn cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định, nhà đầu tư và nhà quản lý cũng như các chuyên gia phân tích của công ty. Chỉ số này giúp họ có cái nhìn toàn diện và bao quát về tình hình kinh doanh hiện tại của tập đoàn, dựa trên các chỉ số con như: đơn đặt hàng mới, mức tồn kho, sản xuất, giao hàng từ nhà cung ứng và môi trường lao động.

 Phạm Duy - Pháp luật Plus 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/thuong-truong/nghien-cuu-giai-phap-day-manh-chi-so-pmi-d186490.html