Những nguyên nhân nào khiến cho CPI tháng 10/2023 tăng?

02/11/2023 08:05

Kinhte&Xahoi Số liệu từ Tổng cục Thống kê đã chỉ ra một số nguyên nhân khiến CPI tăng, giảm trong tháng 10 và 10 tháng năm 2023.

Một số nguyên nhân nào làm cho CPI tháng 10/2023 tăng. Ảnh minh hoạ

Số liệu từ Tổng cục Thống kê đã chỉ ra một số nguyên nhân khiến CPI tăng, cụ thể như một số địa phương thực hiện tăng học phí, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2023 tăng nhẹ 0,08% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng 10 tăng 3,2% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,59%.

Bình quân 10 tháng năm 2023, CPI tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,38%. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng các tháng đầu năm có xu hướng giảm và từ tháng 7 theo xu hướng tăng dần trở lại. Trong 10 tháng năm 2023, CPI tháng 1 tăng cao nhất với 4,89%, sau đó giảm dần đến tháng 6 mức tăng chỉ còn 2%, tháng 7 tăng ở mức 2,06%, đến tháng 10 tăng 3,59%.

CPI 10 tháng năm 20233. Ảnh đồ hoạ - Tổng cục Thống kê.

Nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới làm cho chỉ số giá nhóm xăng dầu so với cùng kỳ năm trước liên tục giảm, từ mức giảm 7,08% trong tháng 01/2023 đã giảm mạnh 31,73% trong tháng 6/2023 nhưng sang tháng 10, giá xăng dầu đã tăng 7,22% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 10 tháng năm 2023, CPI tăng 3,2% so với bình quân 10 tháng năm 2022.

Ngoài ra, một số yếu tố làm giảm CPI trong 10 tháng năm 2023 như chỉ số giá nhóm xăng dầu trong nước 10 tháng năm 2023 giảm 13,24% so với cùng kỳ năm trước theo biến động của giá thế giới, tác động làm CPI chung giảm 0,48 điểm phần trăm; giá dầu hỏa giảm 10,09%.

Chỉ số giá nhóm gas trong nước giảm 8,55% theo giá thế giới, tác động làm CPI chung giảm 0,12 điểm phần trăm.

Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,69% do giá điện thoại thế hệ cũ giảm, tác động làm CPI chung giảm 0,02 điểm phần trăm.

Trong tháng 10/2023, CPI tăng 0,08% (Khu vực thành thị tăng 0,15%; khu vực nông thôn giữ ổn định). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước và 2 nhóm giảm giá.

Cụ thể, các nhóm hàng tăng giá bao gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+0,06%); Lương thực (+0,9%); Đồ uống và thuốc lá (+0,15%); May mặc, mũ nón, giày dép (+0,12%); Nhà ở và vật liệu xây dựng (+0,27%); Thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,03%); Giáo dục (+2,25%); Chỉ số giá vàng (+0,92%); Chỉ số giá đô la Mỹ (+1,2%).

Hai nhóm hàng giảm giá: thực phẩm (-0,14%); Giao thông (–1,51%).

CPI tháng 10/2023. Ảnh đồ hoạ - Tổng cục Thống kê.

Cung theo Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 10/2023 tăng 3,59%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 10 nhóm tăng giá, riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm giá.

So với tháng 12/2022, CPI tháng 10 tăng 3,2%, trong đó có 10 nhóm hàng tăng giá và 1 nhóm hàng giảm giá.

Về lạm phát, Tổng cục Thống kê cho biết, lạm phát cơ bản tháng 10/2023 tăng 0,09% so với tháng trước, tăng 3,43% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 10 tháng năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,38% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,2%). Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 10 tháng năm 2023 giảm 13,24% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 8,55% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

N. Trường - Pháp luật Plus

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giá xăng tăng nhẹ, giá dầu giảm

Chiều nay (1-11), liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng E5RON92 tăng 249 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 416 đồng/lít. Giá bán lẻ 3 loại dầu diesel, dầu hỏa và dầu mazut đều giảm.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/thuong-truong/nhung-nguyen-nhan-nao-khien-cho-cpi-thang-10-2023tang-d200413.html