Thực phẩm chức năng Oba Night: Ngang nhiên lừa dối NTD về công dụng?

16/11/2018 15:20

Kinhte&Xahoi Dù không phải là thuốc nhưng TPCN Oba Night ngang nhiên quảng cáo có tác dụng chữa bệnh để bán sản phẩm. Tình trạng này khiến người tiêu dùng bị lừa bấy lâu nay.

Trong số rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng (TPCN) bất chấp pháp luật để kiếm lời riêng, TPCN Oba Night đã nổi lên như một “thế lực” trong 03 năm trở lại đây.

Oba Night tự nhận là chuyên gia thảo dược chữa mất ngủ.

TPCN Oba Night do Công ty TNHH Công nghệ và dược phẩm Zorro sản xuất, sản phẩm còn được biết bởi sự phân phối của Công ty TNHH Dược phẩm Spitan Việt Nam, đã có thâm niên hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm; và ngay cả giới kinh doanh TPCN cũng phải ngả mũ khi nói đến quảng cáo TPCN Oba Night là bất khả xâm phạm.

Theo ghi nhận của PV, tại website: obanight.com rao bán TPCN Oba Night với giá thành không nhỏ: 235,000 đồng một hộp 02 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén có tác dụng là thuốc chữa bệnh như: “Chuyên gia thảo dược chữa mất ngủ, Hết lệ thuộc thuốc tây”. Thậm chí Oba Night còn có thể thay đổi chức năng thần kinh cơ thể như: “ Khôi phục hệ thần kinh, khắc phục tổn thương do mất ngủ kéo dài gây ra”.

Theo quy định, các chỉ định không được ghi khi quảng cáo thuốc là chỉ định chữa mất ngủ kinh niên, nhưng TPCN Oba Night là làm được điều đó!!!.

Nếu để ý, Người tiêu dùng có thể thấy Oba Night được quảng cáo chữa bệnh mất ngủ mãn tính là hoàn toàn bịa đặt. Bởi vì theo Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 hướng dẫn quảng cáo thuốc cũng quy định các chỉ định không được đưa vào quảng cáo thuốc là: chỉ định điều trị chứng mất ngủ kinh niên.

Theo tìm hiểu của PV, Oba Night được Cục ATTP (Bộ Y tế) cấp xác nhận nội dung quảng cáo số 00673/2017/ATTP-XNQC ngày 26 tháng 4 năm 2017 cho Công ty TNHH Dược phẩm Spitan Việt Nam (địa chỉ: số 21-M17 Láng Trung, Phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) với công dụng giúp an thần, giảm căng thẳng, tạo giấc ngủ sâu, đem lại giấc ngủ tự nhiên, nâng cao chất lượng giấc ngủ, chứ không như công dụng được “nổ” trên website: Obanight.com là giúp an thần, giảm căng thẳng, stress, tạo giấc ngủ sâu, tự nhiên, khôi phục hệ thần kinh, khắc phục thương tổn do mất ngủ kéo dài gây ra, giảm liều, cắt thuốc Tây cho bệnh nhân mất ngủ lâu năm.

TPCN Oba Night vẽ thêm công dụng và đối tượng chữa bệnh lừa người tiêu dùng.

Cùng với những lời quảng cáo có cánh về công dụng của sản phẩm, nhà phân phối không quên thêm đối tượng sử dụng ngoài giấy phép là: “phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh với các triệu chứng khó chịu do thay đổi nội tiết tố”.

Giấy xác nhận công bố hợp quy An toàn thực phẩm do Bộ Y tế cấp cho Công ty TNHH Dược phẩm Spitan Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra là khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm nếu không may xảy ra những biến chứng và không chữa trị được bệnh mất ngủ mãn tính như công dụng Oba Night quảng cáo thì quyền lợi của khách hàng sẽ ra sao? Ai là người chịu trách nhiệm?

Sự coi thường pháp luật, phớt lờ cảnh báo của cơ quan chức năng, nhiều doanh nghiệp bị xử phạt hàng trăm triệu đồng với hành vi quảng cáo như thuốc chữa bệnh. Việc xử phạt như vậy là chế tài quá nhẹ khiến đơn vị phân phối sản phẩm Oba Night tiếp tục vi phạm?

Trong bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ rõ những chiêu trò quảng cáo TPCN Oba Night có dấu hiệu lừa đảo nhằm tạo sự tin tưởng về công dụng như thuốc chữa bệnh để đánh lừa người tiêu dùng.

Để đảm bảo quyền lợi kinh tế, sức khỏe của Người tiêu dùng đề nghị các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc xử lý.

 

Theo Thương Trường/HATAP


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đổi USD ở đâu là hợp pháp?

Đổi ngoại tệ thành Việt Nam đồng là một giao dịch tương đối phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết quy định của pháp luật về vấn đề này.

Năm 2018: Dư nợ tín dụng có thể tăng 15,22%

Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng trưởng 4,52% trong Quý IV/2018 và tăng 15,22% trong năm 2018 trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động vốn và cho vay được các tổ chức tín dụng (TCTD) dự báo tiếp tục duy trì ổn định trong Quý IV/2018 và cả năm 2018.