Tiền Giang - 'Vương quốc trái cây'

06/11/2018 08:46

Kinhte&Xahoi Bên cạnh lúa gạo, vùng chuyên canh cây ăn trái của tỉnh không ngừng gia tăng cả về diện tích lẫn sản lượng nên được mệnh danh là “Vương quốc trái cây”.

Tiền Giang là vùng đất chiếm ưu thế vượt trội so với những nơi khác bởi nơi đây có nhiều sông rạch và cù lao bao bọc, nước ngọt quanh năm giúp cây phát triển tốt, đất phù sa màu mỡ, người nông dân Tiền Giang luôn cần cù, chịu khó và kinh nghiệm bao đời trong việc trồng vườn trái cây. Bên cạnh đó, Tiền Giang là địa phương có vị trí chiến lược ở thế phong thủy đắc địa hàng đầu cho sự phát triển của cả khu vực ĐBSCL.

Tiền Giang vựa trái cây lớn, với nhiều loại trái cây ngon và trở thành đặc sản bậc nhất cả nước. Ảnh: internet

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ, nếu ĐBSCL được mệnh danh là “Vương quốc trái cây” của cả nước thì Tiền Giang được xem là “Vương quốc” của “Vương quốc trái cây”. Chính nơi đây có rất nhiều loại trái cây và nông sản nổi tiếng.

Hiện nay tỉnh đã xác định 7 loại trái cây đặc sản có lợi thế cạnh tranh và phát triển căn cơ nhằm mang lại cho người nông dân thu nhập ổn định, ngành nông nghiệp tỉnh nhà phát triển vững mạnh hơn nữa.

Tiền Giang ổn định quy mô vườn đến năm 2020 khoảng 100 ngàn ha, tập trung chính vào 7 loại cây thế mạnh như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò rèn, thanh long, sơ ri, sầu riêng, khóm và bưởi lông. Mặt khác, tỉnh kêu gọi doanh nghiệp tham gia chế biến và tiêu thụ trái cây cho nông dân.

Vú sữa một đặc sản nức tiếng của Tiền Giang

“Phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay phải gắn với thị trường tiêu thụ. Đầu tư giống tốt, kỹ thuật, thiết bị, công nghệ chế biến… nhằm hạ giá thành, nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước”. Đây cũng là điều kiện tiên quyết mà ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đã và đang nỗ lực xây dựng đạt được.

Ngày nay, trái cây Tiền Giang có mặt khắp nơi, từ các bến cảng, sân bay để đến với thị trường châu Âu – Mĩ.

Đặc biệt, đến Tiền Giang sẽ có các chợ trái cây còn gọi là chợ đầu mối. Điển hình chợ đầu mối Thạnh Trị (phường 4, thành phố Mỹ Tho) và rất nhiều vựa trái cây lớn nhỏ. Tại đây diễn ra việc thu mua trái cây, các tiểu thương sẽ đóng gói sau đó chuyển đi nhiều vùng khác trong nước. Có thể nói người nông dân nơi đây đã khá quen thuộc với việc làm việc, trồng cây ăn trái bởi điều kiện thuận lợi vì vùng đất bồi ven sông và có các cù lao phù sa bồi lắng giữa sông rất thích hợp cho các loại trái cây.

Tỉnh Tiền Giang cũng đã tận dụng hiệu quả từ nông nghiệp gắn liền với du lịch sinh thái. Du khách đến đây ngoài việc thư giãn đắm mình trong không gian yên tĩnh của một vùng quê sông nước vừa bóng dừa xanh lại còn là nơi thưởng thức hương vị các loại trái cây tùy theo mùa.

Chôm chôm một loại trái cây thế mạnh của tỉnh. Ảnh: internet

Nếu Tiền Giang được ví như một “vươn quốc trái cây” thì Cái Bè là một “tiểu vương quốc trái cây”. 

Trái cây ở huyện Cái Bè cũng rất phong phú các loại trái cây như: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, mận, ổi được chào bán hàng ngày trên chợ nổi này. Khó có nơi nào trên cả nước có chất lượng trái cây sánh nổi với Cái Bè. Ngoài các loại trái cây đặc sản của Tiền Giang, chợ nổi Cái Bè còn là nơi thu hút trái cây của nhiều tỉnh lân cận khác tập trung về đầu mối này để thương lái thu mua chuyển đi TP.HCM và nhiều tỉnh khác.

Trái cây Tiền Giang ngày càng phổ biến và được biết đến rất nhiều bởi chất lượng cũng như các nhà vườn, ngành chức năng tỉnh nhà đã có những chính sách quan tâm đến quy trình sản xuất, thị trường tiêu thụ để mỗi loại trái cây đều là niềm tự hào của người nông dân ĐBSCL và cả nước.

“Vương quốc Trái cây” Tiền Giang là thủ phủ và xứ sở trái cây của khu vực ĐBSCL. Đây là được xem là tầm quan trọng mà ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đã đóng góp vào nền kinh tế của tỉnh, thêm tự hào về chặng đường hơn 40 năm qua càng xứng đáng với vị thế và tiềm lực của “vương quốc trái cây”. 

 

Theo KDPL

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đổi USD ở đâu là hợp pháp?

Đổi ngoại tệ thành Việt Nam đồng là một giao dịch tương đối phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết quy định của pháp luật về vấn đề này.

Năm 2018: Dư nợ tín dụng có thể tăng 15,22%

Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng trưởng 4,52% trong Quý IV/2018 và tăng 15,22% trong năm 2018 trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động vốn và cho vay được các tổ chức tín dụng (TCTD) dự báo tiếp tục duy trì ổn định trong Quý IV/2018 và cả năm 2018.