Vì sao gần 60% doanh nghiệp Nhà nước chưa công bố thông tin đầy đủ

18/07/2018 15:02

Kinhte&Xahoi Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến nay mới chỉ có 265/622 doanh nghiệp Nhà nước (chiếm 42%) thực hiện công bố thông tin trên cổng điện tử của Bộ.

Theo quy định, việc công bố công khai thông tin hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng tính ổn định, tính hiệu quả việc quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, hạn chế tình trạng sử dụng vốn lãng phí, thất thoát, tham ô thời gian qua.

Ảnh minh họa. Ảnh: Internet

Việc công bố thông tin hoạt động đầy đủ thực chất như một bản báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước mà cơ quan phải giám sát việc quản lý và sử dụng vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tuy nhiên, thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thể hiện, tính đến nay mới chỉ có 265/622 doanh nghiệp (chiếm 42%) thực hiện công bố thông tin trên cổng điện tử của Bộ. Như vậy, vẫn còn gần 60% doanh nghiệp Nhà nước chưa thực hiện công bố thông tin hoạt động tại đơn vị. 

Ảnh minh họa. Ảnh internet.

Các chuyên gia đưa ra giải pháp rằng, muốn có đẩy mạnh việc minh bạch hóa thông tin thì cần có chế tài đủ mạnh để quy trách nhiệm đối với Ban lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước trong trường hợp không công khai, minh bạch hóa thông tin.

Đề cập nội dung này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, vấn đề thông tin được minh bạch hóa là điều rất cần thiết, nhất là trong thời điểm vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp có vốn Nhà nước càng ngày càng được tăng tốc.

Theo TS.Nguyễn Trí Hiếu, trách nhiệm minh bạch hóa các thông tin tài chính phải là trách nhiệm của Hội đồng thành viên, hoặc Hội đồng Quản trị, nếu như cá nhân trong Hội đồng thành viên, Hội đồng Quản trị, hay ban điều hành có những sai phạm để che giấu thông tin để che giấu những sai sót của doanh nghiệp thì cá nhân đó cần phải chịu trách nhiệm.


Theo KD&PL

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đẩy mạnh thu giữ tài sản đảm bảo, nhiều ngân hàng vẫn đang chật vật xử lý nợ xấu

Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ thu hồi tài sản đảm bảo có giá trị hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng được tiến hành cho thấy tín hiệu tích cực trong quá trình xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng . Tuy nhiên, hiện nay, nhiều Ngân hàng vẫn còn đang rất khó khăn, chật vật với các khoản nợ xấu lớn, đặc biệt trong việc đấu giá tài sản đảm bảo.