Vĩnh Phúc: Báo cáo về dự án Flamingo Đại Lải Resort lén lút đổ đất lấn hồ Đại Lải

14/09/2018 08:27

Kinhte&Xahoi Dư luận đang tỏ ra bất bình với thông tin chủ đầu tư dự án Flamingo Đại Lải Resort là công ty Cổ phần Hồng Hạc Đại Lải đang lén lút đổ đất, lấn chiếm lòng hồ Đại Lải, ảnh hưởng đến hồ chứa cũng như môi sinh tại đây. Mới đây, ngày 24/5/2018, Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản báo cáo số 1544/SXD-TTXD về kết quả kiểm tra tại dự án Flamingo Đại Lải Resort.

Dự án Flamingo Đại Lải Resort toạ lạc tại xã Ngọc Thanh, TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trải dài trên 123 ha phía Bắc hồ Đại Lải, được bao quanh bởi 500 ha mặt nước và hàng ngàn ha rừng thông.

Khu du lịch Flamingo Đại Lải Resort trải dài trên 123 hecta, được bao quanh bởi 500 hecta mặt nước.

Hồ Đại Lại không chỉ là nơi đang được thực hiện dự án khu nghỉ dưỡng Flamingo, mà còn là nơi cung cấp nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp cho hơn 2.000 ha đất canh tác của các huyện Bình Xuyên, TP Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) và một phần huyện Sóc Sơn, Mê Linh (Hà Nội). Bên cạnh đó, hồ Đại Lải còn có chức năng gìn giữ, bảo tồn môi trường sinh thái, ngăn và xả lũ cho toàn bộ khu vực này.
 
Chủ đầu tư Dự án Flamingo Đại Lải Resort là Công ty Cổ phần Hồng Hạc Đại Lải, trực thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Hùng Vương. Để phục vụ cho một dự án công trình nghỉ dưỡng cao cấp của Flamingo Đại Lải Resort. Theo phản ánh của dư luận, đơn vị này đã tiến hành đổ đất lấn nhiều ha mặt hồ và liên tục san lấp đất trên diện rộng… khiến quang cảnh thiên nhiên bị xâm phạm nghiêm trọng, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Ngày 17/4/2018, ngay sau khi có phản ánh của dư luận,  UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành văn bản chỉ đạo số 2609/UBND-TH2 về việc kiểm tra, làm rõ nội dung một số báo chí phản án về hành vi lấp lấn hồ tại dự án Flamingo Đại Lải Resort.

Ngay sau khi nhận được văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 17/5/2018, Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc; UBND thành phố Phúc Yên; UBND xã Ngọc Thanh; Công ty CP Hồng Hạc Đại Lại tổ chức họp và kiểm tra xác minh tại thực địa.

Theo chủ đầu tư, Công ty CP Hồng Hạc Đại Lải có thi công lấp đất lên đảo Hoa Hồng thuộc dự án Flamingo Đại Lại Resort là hoàn toàn đúng với quy hoạch, dự án được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500 tại quyết định số 320/QĐ-UBND ngày 16/2/2006.

Báo cáo kiểm tra dự án Flamingo Đại Lải Resort của Sở xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc.

Căn cứ vào biên bản kiểm tra ngày 21/3/2018 của Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Vĩnh Phúc và UBND xã Ngọc Thanh cho thấy: 

Vị trí đảo Hoa Hồng của dự án Flamingo Đại Lải Resort đã được cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi tại văn bản số 2417/GP-UBND ngày 31/8/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và băn bản số 1876/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi. Và đến tháng 11/2017, vị trí Đảo  Hoa Hồng mới được thi công mặt bằng hơn 8.000m2 trong khoảng 1 tháng, hoạt động thi công này đúng ranh giới, mốc giới được phê duyệt, qua kiểm tra không có hiện tượng san lấp đổ đất mới, dự án được UBND tỉnh phê duyệt chi tiết 1/500 đồng thời đã được giao đất tại thực địa.

Cũng theo đại diện Công ty CP Hồng Hạc Đại Lải (Tập đoàn Flamingo) cho rằng: Việc san lấp hồ Đại Lải là căn cứ vào Quy hoạch 1/500 được phê duyệt bởi UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Việc xây dựng của Công ty CP Hồng Hạc Đại Lải tuân thủ nghiêm túc các chỉ giới xây dựng đúng chỉ giới 1/500, thiết kế cơ sở, thiết kế thi công, giấy phép xây dựng và không có bất kỳ vi phạm hành lang bảo vệ nào. Đồng thời các Quy hoạch được điều chỉnh vẫn đảm bảo mật độ xây dựng và được phê duyệt trên căn cứ đã tham chiếu Luật Bảo vệ môi trường. Hệ thống cây xanh và trồng cây xanh được thực hiện theo đúng quy trình di chuyển và bảo tồn cây xanh, được cấp phép bởi cơ quan chức năng, đảm bảo mật độ cây xanh và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, hoàn toàn không có việc phá vỡ hệ sinh thái hay có nguy cơ làm thay đổi hệ sinh thái tại đây.

 

Theo hoanhap.vn

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Vẫn còn rủi ro trong thanh toán online

Dịch vụ kém, sản phẩm chất lượng thấp, mạng treo, mất tiền... là những bức xúc của khách hàng với một số loại hình thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay.