Vụ Bác sĩ Hoàng Công Lương: Những tình tiết mới làm thay đổi cục diện vụ án?

05/04/2019 09:16

Kinhte&Xahoi “Hoàng Công Lương chỉ là bác sĩ nên không phải chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn nước” -Tổng Hội y học Việt Nam nêu

Tổng Hội y học Việt Nam lên tiếng

Vụ việc chạy thận ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình làm 9 người tử vong khiến dư luận hoang mang và cả sự day dứt của các y bác sĩ.

Bởi lẽ, nhiệm vụ của bác sĩ là cứu người, không phải hại người. 

Tuy nhiên, TAND tỉnh Hòa Bình lại quy kết trách nhiệm cho BS Hoàng Công Lương. Điều này gây bức xúc trong giới y khoa, thậm chí thân nhân của 9 gia đình nạn nhân đều phản đối phán quyết của tòa. Vì sao?

Mới đây, Tổng Hội y học Việt Nam ra công văn gửi tới Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, đề nghị xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm số 08/2019, của TAND tỉnh Hòa Bình, đồng thời kiến nghị: “Để ổn định cho ngành y tế và đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ y tế;

Tổng hội Y học Việt Nam kính đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình xem xét, đánh giá toàn bộ vụ án một cách khách quan, toàn diện để đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội”.

Vụ Bác sĩ Hoàng Công Lương: Những tình tiết mới làm thay đổi cục diện vụ án?

Công văn của Tổng Hội y tế Việt Nam.

Phapluatplus.vn xin trích đăng nội dụng công văn của Tổng Hội y học Việt Nam: “Nội dung Hợp đồng số 64/TS ngày 22/12/2009, giữa Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình và Công ty Dược phẩm Thiên Sơn đã qui định rõ:

Công ty cổ phân dược phẩm Thiên Sơn có trách nhiệm; hướng dẫn kỹ thuật viên sử dụng máy cho bệnh viện; cử đại diện làm việc tại địa điểm đặt máy với vai trò kỹ thuật viên, đồng thời là người theo dõi số ca, số bệnh nhân điều trị và nắm bắt thông tin khi cần thiết...

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình có trách nhiệm: Cung cấp nguồn nhân lực, đào tạo bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên, chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn.

Theo nội dung hợp đồng số 64/TS được ký kết, đã thể hiện rõ bệnh viện Đa khoa Hòa Bình chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn, Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn là đơn vị chịu trách nhiệm về lắp đặt, hướng dẫn kỹ thuật viên sử dụng máy của bệnh viện.

Ngày 29/9/2010, BS. Trương Quý Dương, đại diện Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình ký kết Hợp đồng kinh tế số 02/HĐÐĐKT-MSTB với Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn, do Đỗ Anh Tuấn là Giám đốc về mua sắm Thiết bị chạy thận. Trong đó có hệ thống xử lý nước RO số 2".

Qua 2 hợp đồng nêu trên cho thấy, máy chạy thận và hệ thống xử lý nước RO số 2 do Công ty Thiên Sơn cung cấp cho Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, sử dụng để chạy thận cho bệnh nhân, cũng như nêu rõ phần trách nhiệm của mỗi đơn vị có liên quan…

Sáng ngày 29/5/2017, sau khi nhận bàn giao hệ thống máy lọc nước RO số 2 từ Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn. Phòng Vật tư bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã thông báo; (hệ thống lọc nước RO số 2 đã được sửa chữa xong) cho điều dưỡng viên Đỗ Thị Điệp.

Sau đó, Điệp thông báo cho mọi người tại Đơn nguyên lọc máu (trong đó có BS Hoàng Công Lương).

Tiếp đến, Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hậu vào ấn nút khởi động hệ thống lọc nước, quan sát thấy đồng hồ báo chỉ số an toàn nên để hệ thống tiếp tục hoạt động.

Được thông báo từ điều dưỡng viên Điệp, BS Lương mới ra y lệnh, điều này là hoàn toàn phù hợp. Vì Phòng Vật tư Bệnh viện Đa tỉnh khoa Hòa Bình là đơn vị thay mặt Bệnh viện, đã nhận bàn giao hệ thông máy lọc nước RO số 2 sau khi sửa chữa xong từ Công ty cổ phần dược phẩmThiên Sơn.

Bác sỹ Hoàng Công Lương không ra y lệnh lọc máu cho người bệnh khi mà hệ thống nước RO số 2 đang trong quá trình sửa chữa". Đó là khẳng định của Tổng Hội y học Việt Nam.

Ông Phạm Văn An, Phó Vụ trưởng Vụ 7 VKSND tối cao trả lời PV Phapluatplus.vn

HF và HCI là chất cấm không được sục rửa màng RO

“Nói về trách nhiệm phục vụ lọc thận của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình: (theo trang lI của bản án): Hàng ngày, để phục vụ chạy lọc thận cho bệnh nhân thì Điều dưỡng viên nào của đơn nguyên lọc máu đến trước thì vào phòng xử lý nước; bật công tắc khởi động hệ thống lọc nước RO; quan sát đồng hồ đo dẫn điện thấy chỉ số báo an toàn (dưới 15 microcimen) thì để hệ thống tiếp tục hoạt động. 

Sau khi bệnh nhân đã được thăm khám, thấy chỉ số sinh tồn của các bệnh nhân đảm bảo đủ điều kiện thì bác sỹ ra y lệnh chạy lọc thận cho bệnh nhân...

Về nguyên nhân bệnh nhân tử vong, là do lượng hóa chất tồn dư trong nước cao gấp 245 - 260 lần mức cho phép. Hành vi này là do Bùi Mạnh Quốc (trang 26, 27 của bản án) đã sử dụng hỗn hợp hóa chất gồm HF và HCI.

Đây là 2 chất không có trong danh mục hóa chất được Bộ Y tế cho phép để vệ sinh, sục rửa màng RO dẫn đến tồn dư hóa chất trong hệ thống nước RO.

Sau khi sửa chữa xong, Bùi Mạnh Quốc không lấy “mẫu nước đi xét nghiệm nên đã để tồn dư hóa chất trong nước. Hoàng Công Lương chỉ là bác sĩ điều trị nên không phải chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng nguồn nước.

Điều này thể hiện BS Hoàng Công Lương không có trách nhiệm phải kiểm tra lại  nguồn nước trước mỗi lần ra y lệnh chạy thận cho bệnh nhân…”. Trích công văn đề nghị của Tổng Hội y học Việt Nam.

Trong một lần trả lời phỏng vấn Phapluatplus.vn, ông Phạm Văn An - Phó Vụ trưởng Vụ 7, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lời: “Nếu Bộ Y tế hoặc các đơn vị có liên quan có văn bản chỉ rõ về việc Bác sĩ Hoàng Công Lương có trách nhiệm kiểm tra đảm bảo nguồn nước thì đương nhiên BS Hoàng Công Lương có lỗi và phải chịu trách nhiệm về việc 9 nạn nhân tử vong.

Nếu Bộ Y tế có văn bản chỉ rõ, BS Lương không có trách nhiệm kiểm tra nguồn nước chạy thận, coi như BS Lương không có lỗi, vô tội”

Như vậy, với nhận định, lập luận của vị đại diện VKSND dân tối và văn bản số 63, ngày 20/3/2019, của Tổng Hội y học Việt Nam có phải là tình tiết mới thay đổi cục diện vụ án?

Phapluatplus.vn sẽ tiếp tục đưa thông tin về vụ án.

Theo cáo buộc, sau khi ký hợp đồng 315 với Bệnh viện Hoà Bình, công ty Thiên Sơn lại ký hợp đồng số 05 với Bùi Mạnh Quốc về việc sửa chữa này. 

Bị cáo Đỗ Anh Tuấn (Giám đốc Thiên Sơn) không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình, bỏ mặc Quốc tự mua hàng hoá, sửa chữa.

Tuấn cũng không nhắc Quốc về đảm bảo nguồn nước để sau sửa chữa, máy đều đưa vào sử dụng mà chưa có kết quả xét nghiệm nước và bàn giao nghiệm thu.

Từ hành vi thiếu trách nhiệm của ông Tuấn, Quốc tự ý dùng những hoá chất chưa được Bộ Y tế cấp phép để khử khuẩn thiết bị dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, khiến 9 người tử vong 

Theo Phapluatplus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giá vàng hôm nay 2/4: Tăng trở lại

Giá vàng thế giới quay đầu tăng trở lại do đồng USD vẫn chịu áp lực giảm bất chấp Trung Quốc công bố số liệu khả quan và chứng khoán Mỹ tăng.