Ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

27/07/2023 15:51

Kinhte&Xahoi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Ảnh minh họa.(Nguồn: Kinh tế Đô thị)

Cụ thể, tại văn bản 5676/VPCP-CN ngày 26/7/2023, về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Giao thông vận tải trước ngày 05/8/2023, hoàn thành việc đề xuất thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (Đề án) và các dự án đường sắt tốc độ cao khác kết nối liên vùng và quốc tế trong hệ thống đường sắt quốc gia (Ban chỉ đạo) theo đúng quy định.

Trong đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Trưởng Ban; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Phó Trưởng Ban; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội là thành viên Ban chỉ đạo.

Thành lập Tổ tư vấn giúp việc cho Ban chỉ đạo, làm việc chuyên trách (không kiêm nhiệm), bao gồm các chuyên gia đầu ngành, tâm huyết về giao thông vận tải đường sắt (kể cả chuyên gia đã nghỉ hưu).

Kịp thời xây dựng quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo và tổ tư vấn giúp việc để có thể triển khai ngay (nghiên cứu, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước…) trong quá trình xây dựng Đề án, lập dự án...

Bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023 và các văn bản khác có liên quan đến định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam; trên cơ sở đó, nghiên cứu rất kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện, đề xuất phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, bảo đảm hiệu quả, khả thi và bền vững.

Căn cứ lịch công tác, chương trình làm việc 06 tháng cuối năm 2023 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư để kịp thời hoàn thiện Đề án, báo cáo Thường trực Chính phủ theo quy định, bảo đảm chất lượng và tiến độ yêu cầu.

 Lê Hải - Ngọc Huy - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Năm 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt trên 4 tỷ USD là "trong tầm tay"

Hiệp hội Lương thực Việt Nam thông tin, trong tháng 7-2023, xuất khẩu gạo tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể. Tính chung từ đầu năm đến nay, cả nước xuất khẩu hơn 4,48 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng hơn 17% về lượng và tăng 28% so với cùng kỳ năm 2022.

Nâng tầm quy mô, bứt phá và tăng tốc

15 năm là quãng thời gian ngắn so với rộng dài lịch sử, nhưng với một Thủ đô trong hình hài, tầm vóc mới sau cuộc hợp nhất giữa Hà Nội và Hà Tây (cũ) thật sự là một dấu ấn mang tính thời đại. Đó là giai đoạn mới đầy ý nghĩa của Thủ đô đang tăng tốc phát triển theo hướng nhanh và bền vững. Hà Nội đang và sẽ xứng đáng là một đầu tàu kinh tế, với niềm tin của cả nước bằng tiềm năng, nội lực và khát vọng của mình…

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/giao-thong-do-thi/y-kien-cua-thu-tuong-chinh-phu-ve-chu-truong-dau-tu-duong-sat-toc-do-cao-tren-truc-bac--nam-d196703.html