Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể: Chưa phát hiện lợi ích nhóm trong dự án thu phí không dừng

09/06/2022 12:34

Kinhte&Xahoi Sáng 9/6, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể, nhiều đại biểu đặt câu hỏi liên quan tới thu phí không dừng với những băn khoăn về việc chậm triển khai lắp đặt cũng như những thất thoát nếu phải xả trạm...

Sẽ xả trạm hay xin gia hạn, lùi thời gian?

 Đại biểu Đặng Hồng Sỹ (đoàn Bình Thuận) cho biết, việc triển khai thu phí không dừng từ 2015 và yêu cầu thống nhất thực hiện trên cả nước từ 2019, tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Thực tế hiện nay cũng đứng trước nguy cơ không bảo đảm tiến độ vận hành hệ thống ETC trên toàn bộ các làn thu phí như chỉ đạo của Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ (hoàn thành trong tháng 6/2022).

“Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo sau 31/7, nếu dự án nào chưa triển khai xong thu phí không dừng sẽ phải tiến hành xả trạm, có chế tài xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân gây chậm tiến độ. Xin hỏi Bộ trưởng tới thời điểm đó có thực hiện được hay không, nếu không thì có “xả trạm” hay lại xin gia hạn, xin lùi thời gian?” - đại biểu đặt vấn đề và đề nghị Bộ trưởng lý giải nguyên nhân của sự chậm trễ.

Đại biểu Đặng Hồng Sỹ chất vấn

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, việc tiến hành thu phí không dừng nhằm giúp người dân di chuyển thuận lợi, tăng cường công khai minh bạch. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ triển khai từ 2015 song có nhiều vướng mắc như do thói quen nên người dân dán thẻ còn hạn chế dù miễn phí, công nghệ được lập trình và vận hành có một số sơ sót cần điều chỉnh.

Đến 2017, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có Nghị quyết 437 giao Chính phủ đến 2019 phải thực hiện xong, tuy nhiên số lượng trạm lớn với hơn 113 trạm, 400 làn nên dù Bộ nỗ lực nhưng tiến độ không kịp.

Năm 2019, cơ bản các dự án BOT đều có ít nhất 2 làn thu phí không dừng, tuy nhiên với dự án của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) trong quá trình tái cơ cấu nên không có kinh phí triển khai. Chính phủ họp nhiều phiên và vừa mới giải quyết xong về cơ chế, VEC cũng vừa ký họp đồng tín dụng để triển khai hoàn thành vào 31/7.

“Chính phủ rất cương quyết. Đến 30/6, các trạm BOT, trừ các trạm của VEC không hoàn thành sẽ cho dừng thu phí để tập trung làm cho xong. Còn các dự án của VEC đến 31/7 không thực hiện thì cũng “xả trạm”, lắp xong mới cho thực hiện lại”, ông Nguyễn Văn Thể khẳng định.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn đại biểu

Liệu có lợi ích nhóm?

 Chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) nói rằng, khi mới nhậm chức, Bộ trưởng có hứa “như đinh đóng cột” là cuối năm 2019 sẽ triển khai thu phí không dừng trên toàn quốc nhưng đến nay chưa hoàn thành là do “làm nửa vời, thiếu cương quyết”.

Cũng theo ông Trí, cử tri cho rằng chậm triển khai thu phí không dừng là do có gian lận, lợi ích nhóm. “Thực sự có thật hay không, phải trả lời được câu hỏi này", đại biểu Nguyễn Anh Trí nói, và cho rằng cần rút kinh nghiệm để triển khai các dự án BOT trên toàn quốc thời gian tới.

Trả lời đại biểu Nguyễn Anh Trí, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói đến năm 2019, theo đề án Chính phủ giao, mỗi trạm BOT ít nhất 2 làn thu phí tự động. Lý do là nếu dán thẻ không được nhiều thì đi trên các làn thu phí tự động rất khó khăn. Đến nay, mới có 3,2 triệu ô tô dán thẻ thu phí không dừng. Đây mới là thời điểm chín muồi để sử dụng các làn thu phí tự động.

Đại biểu hoặc người dân có thể cảm nhận các trạm chưa có làn thu phí không dừng nhưng thực tế mỗi trạm có ít nhất 2 làn. Nếu dán thẻ chưa nhiều mà làm nhiều làn thu phí không dừng thì không sử dụng được.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí chất vấn

"28 trạm của VEC đến thời điểm này mới ký hợp đồng. Thời gian qua Chính phủ họp rất nhiều. Tại sao chúng ta quy định cuối tháng 7 phải hoàn thành thu phí không dừng, vì hiện nay đã nhập thiết bị xong, sẽ lắp sớm. Chính phủ căn cứ vào cam kết của VEC, nếu không xong thì phải xả trạm", ông Thể giải thích.

Bộ trưởng Thể khẳng định việc lắp đặt thu phí không dừng liên quan đến người dân nên rất nhạy cảm, các cơ quan chức năng, kể cả Bộ Công an rất quan tâm đến vấn đề này. "Đến nay chưa phát hiện lợi ích nhóm giữa cơ quan Nhà nước cấu kết với nhà đầu tư. Còn nếu có vấn đề gì bên trong, nếu có vi phạm gì sẽ bị xử lý theo pháp luật. Tôi nghĩ chúng ta có bộ máy để kiểm tra, giám sát việc này", Bộ trưởng Thể khẳng định.

Chưa bằng lòng với câu trả lời của tư lệnh ngành Giao thông, đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà (đoàn Hòa Bình) chất vấn: "Bộ trưởng nói đến cuối tháng 6 nếu trạm nào không hoàn thành lắp đặt thu phí không dừng thì phải xả trạm. Vậy Bộ trưởng cho biết căn cứ pháp lý nào để buộc xả trạm, khi không điều chỉnh phương án tài chính cho nhà đầu tư? Liên quan nguồn thu phí không dừng thực tế là nguồn ngân sách nhà nước để hoàn trả các nhà đầu tư. Nếu xả trạm, mất tiền ngân sách Nhà nước thì ai ch

Huy Dương - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nồng độ CO2 trong khí quyển cao nhất trong lịch sử

Nồng độ CO2 trong khí quyển đo được trong tháng 5/2022 cao hơn 50% so với những mức độ đo được trong thời gian tương ứng ở thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp. Đây cũng là mức cao nhất chưa từng thấy trong khoảng 4 triệu năm qua.

Việt Nam được đánh giá cao về tốc độ phục hồi sau đại dịch

Theo Chỉ số phục hồi sau đại dịch COVID-19 (COVID-19 Recovery Index) tháng 5 mà báo Nikkei Asia vừa công bố mới đây cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có sự thể hiện tốt nhất khi đều nỗ lực nới lỏng các quy định phòng ngừa, đồng thời giữ cho lây nhiễm ở mức thấp.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/chua-phat-hien-loi-ich-nhom-trong-du-an-thu-phi-khong-dung-198414.html