Các địa phương khẩn trương phòng chống bão số 3

01/08/2019 14:48

Kinhte&Xahoi Dự báo bão số 3 (có tên quốc tế WIPHA) sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh - Nam Định khoảng đêm 1/8 hoặc sáng 2/8. Trước diễn biến phức tạp của cơn bão, nhiều địa phương như Quảng Ninh, Hải Phòng…đang khẩn trương các biện pháp ứng phó nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Tại Quảng Ninh, UBND tỉnh này đã có công điện khẩn yêu cầu khẩn trương thông báo cho các thuyền trưởng, chủ phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng đi và diễn biến của bão; tổ chức rà soát số lượng tàu thuyền đang di chuyển trong vùng nguy hiểm trên Biển Đông để hướng dẫn phòng tránh.

Bên cạnh đó, khẩn trương kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt động trong vùng ảnh hưởng của bão, kể cả tàu vận tải, tàu du lịch, các lồng bè nuôi thủy sản, hải sản để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra; chuẩn bị phương án đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông trên các cầu, khách du lịch trên đảo.

Ảnh minh họa

Hai huyện đảo Cô Tô và Vân Đồn có thể thực hiện lệnh cấm biển trong tình huống thời tiết tiếp tục diễn biến xấu…

Tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu  các địa phương phải cử người trực, canh gác 24/24 giờ thường xuyên tại các vị trí ngầm, tràn giao thông, kiên quyết không cho phương tiện và người qua lại khi có lũ xuất hiện…

Tương tự, TP Hải Phòng cũng đã ban hành công điện khẩn phòng chống bão số 3. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hải Phòng đề nghị các huyện, quận và các ngành theo dõi thông tin và thông báo cho thuyền trưởng, các chủ phương tiện đang hoạt động trên biển chủ động phòng tránh bão, không đi vào vùng nguy hiểm; Tổ chức kiểm tra hệ thống đê điều, kênh mương, công trình tiêu thoát nước để chủ động vận hành. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để triển khai ứng cứu khi có yêu cầu…

Còn tại Thủ đô Hà Nội, do ảnh hưởng của Bão số 3, từ tối 31/7 đã xuất hiện mưa to. Để chủ động ứng phó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội đề nghị các sở ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình mưa bão, thông tin kịp thời đến người dân biết.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra đê điều, thuỷ lợi, nhất là tại các trọng điểm xung yếu, các công trình đang thi công. Triển khai các phương án tiêu thoát nước, chống úng ngập nội đô, bảo vệ mùa màn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xung đột ở “thành phố rác thải nhựa” Valenzuela

Trời về trưa, người dân Valenzuela đang chuẩn bị ăn cơm thì mùi hăng của nhựa cháy tỏa khắp không gian khiến mọi người nhăn mặt buông bát. “Đến tối, chúng tôi càng bị ngạt thở. Chúng tôi phải đóng hết cửa sổ và trùm chăn kín mũi khi ngủ dù rất nóng”, Rosalie Esplana, 40 tuổi, kể.

Nguồn: Pháp luật Plus