Dịch đã "lắng", F0 vẫn phải khai báo đầy đủ

28/04/2022 12:41

Kinhte&Xahoi Mặc dù cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đã có những chuyển biến tích cực nhưng theo quy định, người bị mắc Covid-19 vẫn phải khai báo y tế với Trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi đang sinh sống và điều trị. Đây là quyền lợi và nghĩa vụ bắt buộc đối với F0.

Một trong những giải pháp thành công nhất của Chính phủ trong quá trình chiến đấu với đại dịch Covid-19 kinh hoàng đó là việc ứng dụng công nghệ tiêm vacxin.

Hàng trăm triệu liều vacxin đã được sử dụng đối với người dân Việt Nam đã góp phần rất lớn giúp giảm thiểu số người tử vong do virut SARS COV-2 gây ra. Mặc dù số ca nhiễm tăng rất cao nhưng tỷ lệ người tử vong lại giảm do hiệu quả của loại vacxin này mang lại.

Hình minh họa.

Tuy nhiên, với tâm lý ai cũng có khả năng trở thành F0 và nếu chẳng may là F0 thì cũng đã tiêm 3 mũi vắc xin phòng COVID-19, sẽ không nguy hiểm nên người dân có xu hướng tự điều trị và không thông báo cho chính quyền địa phương. Một số người còn cho rằng, họ không khai báo y tế vì không muốn phiền phức, không muốn phải bị cách ly, phải nghỉ việc, do vậy, thay vì khai báo y tế, họ tự tìm hiểu thông tin để điều trị cho mình.


Tuy nhiên, theo quy định của Chính phủ, khi nhiễm COVID-19 phải khai báo đầy đủ và trung thực. Bởi có khai báo đầy đủ, trung thực, cơ quan chức năng mới có những biện pháp phòng, chống lây lan, nhằm bảo vệ những người trong khu vực không an toàn; đồng thời, hướng dẫn chongười nhiễm cũng như những người trong gia đình biết cách để phòng tránh lây nhiễm.

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu F0 không khai báo sẽ gây hại cho bản thân F0, người thân và cả cộng đồng. Mặc dù không phải tất cả các F0 đều được phát thuốc khi khai báo, nhưng F0 vẫn nhận đượccác quyền lợi như: được đưa vào quản lý và chăm sóc cũng như can thiệp kịp thời khi trở nặng,nhanh chóng đưa lên tuyến trên…

Các F1 cũng được theo dõi, quản lý, bảo vệ, nhất là người già,người có bệnh nền, bệnh mãn tính. Khai báo y tế là việc làm quan trọng giúp cho ngành y tế địa phương kịp thời ứng phó khi xuất hiện những ổ dịch mới, hướng dẫn cách ly những người có nguycơ cao như: người già, người có bệnh nền nặng. Bên cạnh đó, người không khai báo y tế sẽ chịu những ảnh hưởng trực tiếp như bị phạt tiền, khôngđược hưởng các chế độ trợ cấp do dịch Covid-19 mà Chính phủ ban hành.

Theo điểm a khoản 3 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ytế, người có hành vi "che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mặc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A" sẽ bị xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Trong đó, Quyết định 219/QĐ-BYT của Bộ Y tế đãquy định COVID-19 được liệt kê là một trong những bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Ngoài ra, việc không khai báo hoặc khai báo không trung thực diễn biến bệnh với với thầy thuốc, nhân viên y tế cũng sẽ bị xử phạt hành chính theo Khoản 1 Điều 10 Nghị định 117 với mức phạt tiền từ 1-3 triệu đồng.

Do đó, người bị mắc Covid-19 phải khai báo y tế với Trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi đang sinh sống và điều trị. Đây là quyền lợi và nghĩa vụ bắt buộc đối với F0.

Luật cũng nghiêm cấm các hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời cáctrường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm; không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của luật này; không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Pháp luật hình sự Việt Nam xem hậu quả là yếu tố cơ bản để cấu thành tội phạm, tuy nhiên để xácđịnh hậu quả của hành vi khai báo y tế gian dối và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra là rất khó. Do vậy, dù hậu quả rất nghiêm trọng đã xảy ra như gây hoang mang cho cộng đồng, thiệt hại về kinh tế cho nhiều người do hành vi khai báo gian dối y tế của một vài cá nhântrong thời gian gần đây cũng rất khó để áp dụng các chế tài hình sự nghiêm khắc.

Bên cạnh đó, người nhiễm Covid-19 không khai báo với chính quyền thì sẽ không được hưởng tiền trợ cấp chế độ ốm đau. Theo đó, Khoản 1 Điều 100 của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) hiện hànhquy định, để được hưởng chế độ ốm đau, người lao động điều trị bệnh tại nhà phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Trong đó, theo điểm a khoản 1 Điều 20 của Thông tư 56/2017/TT-BYT, Giấy này do cơ sở khám, chữa bệnh đã dược cấp giấy phép hoạt động cấp.

Trong mọi trường hợp, F0 điều trị tại nhà vẫn cần phải khai báo với Trạm y tế để có được Giấy xác nhận hoàn thành điều trị Covid-19, hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và hưởng tiền trợ cấp ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Nếu không khai báo, người lao động sẽ không được cấp Giấy và sẽ đánh mất quyền lợi này. Ngoài ra, việc khai báo với Trạm y tế cũng là cần thiết để người dân được hướng dẫn về cách thức cáchly, điều trị.

 Nguyễn Xinh - Pháp luật Plus 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/y-te/dich-da-lang-f0-van-phai-khai-bao-day-du-d180883.html