Giao quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

25/07/2018 14:52

Kinhte&Xahoi Tại QĐ 900/QĐ-TTg, Thủ tướng CP đã giao quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT đối với Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch - Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.

Trước đó, Bộ Chính trị đã có quyết định chỉ định ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), giữ chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2016-2021.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng sinh năm 1962 tại tỉnh Phú Thọ, nguyên quán tại huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Năm 1979, ông thi đỗ vào Đại học Kỹ thuật Quân sự, khóa 14. Sau một năm học tại Đại học Kỹ thuật Quân sự đạt kết quả xuất sắc, ông được Bộ Quốc phòng tuyển chọn đi du học kỹ sư quân sự tại Liên Xô.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng từng tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Điện tử viễn thông ở Liên Xô (cũ), thạc sĩ viễn thông ở Australia, thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Đại học Kinh tế Quốc dân.

Năm 1995, ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ các vị trí trợ lý kỹ thuật, Phó Trưởng phòng rồi Trưởng phòng Đầu tư Phát triển. Đến năm 2000, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Công ty Viễn thông Quân đội. Cho đến năm 2010, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng giám đốc Viettel.

Sau đó khoảng 4 năm, ông Nguyễn Mạnh Hùng được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Viettel thay ông Hoàng Anh Xuân. Ông được thăng quân hàm Thiếu tướng năm 2012.

Năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII của Đảng, ông Nguyễn Mạnh Hùng trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 14/6/2018, Thủ tướng Chính phủ có quyết định về việc bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức vụ Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel).

Theo KD&PL

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy đau xót. Thực trạng này đáng ngại đến mức báo chí thế giới từng gọi Ấn Độ là đất nước của “yêu râu xanh”.

ADN truy tìm “sát thủ giấu mặt” trong hàng loạt vụ trọng án

Trong lịch sử hình sự thế giới, luôn tồn tại một “khoảng trống”, nơi dành cho các vụ án phức tạp qua nhiều năm tháng vẫn chưa thể phá án. “Khoảng trống” này theo thời gian đã ít dần đi do có sự trợ giúp đắc lực của công nghệ ADN - một lĩnh vực tân tiến bậc nhất của khoa học hình sự. Công nghệ này đã đóng góp một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nhận diện tội phạm, thực thi công lý và trả lại công bằng cho nạn nhân.