Hà Nội: Các cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng quy trình giám sát phản ứng có hại của thuốc

16/02/2022 16:46

Kinhte&Xahoi Sở Y tế Hà Nội đã có Công văn số 738/SYT-NVD gửi các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập trực thuộc ngành; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội về việc giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR).

Ảnh minh họa

Theo đó, ADR là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, giảm tuân thủ điều trị và tăng chi phí điều trị cho người bệnh. Vì vậy, việc giám sát phản ứng có hại của thuốc đóng vai trò quan trọng, nhằm giảm thiểu những nguy cơ liên quan đến thuốc.

Sở Y tế Hà Nội đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghiên cứu và triển khai giám sát ADR theo hướng dẫn của Bộ Y tế với 6 nhiệm vụ chính, đó là: Phân công bộ phận hoặc người phụ trách giám sát ADR; Xây dựng và triển khai quy trình giám sát ADR; Phát hiện; Báo cáo; Đánh giá và dự phòng ADR.

Việc gửi đầy đủ báo cáo ADR về Sở Y tế sẽ được làm căn cứ để đánh giá chấm điểm cuối năm tại đơn vị.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: “Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction-ADR) là phản ứng độc hại, không được định trước, xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hay chữa bệnh hoặc nhằm thay đổi một chức năng sinh lý”.

Định nghĩa nói trên của WHO không bao gồm các trường hợp thất bại trị liệu, sử dụng thuốc quá liều, lạm dụng thuốc, không tuân thủ theo khuyến cáo và sai sót trong thực hành sử dụng thuốc do con người gây ra. Tuy nhiên, đây cũng không phải là định nghĩa duy nhất.

Khi đưa thuốc vào cơ thể với mục đích phòng ngừa hoặc điều trị bệnh, hoạt chất dược lý có trong thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng ảnh hưởng đến cơ thể người dùng, trong đó có những phản ứng có hại, những trạng thái bệnh lý có hại do dùng thuốc, thậm chí gây tử vong cho người dùng thuốc. 

 Phương Thu - Hà Nội mới 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Du khách đến Đông Nam Á tăng khi các nước mở cửa biên giới

Theo dữ liệu từ công ty du lịch trực tuyến Skyscanner, số lượng đặt chỗ những chuyến bay quốc tế đến các quốc gia Đông Nam Á đang nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới liên quan đến dịch COVID-19 đã tăng mạnh trong tháng đầu năm nay.

Hệ quả của việc Nga - Ukraine gia tăng căng thẳng: Giá năng lượng leo thang đột biến

Trong bối cảnh nguồn cung cấp dầu và khí đốt dự phòng bị hạn chế trên toàn cầu, việc quan hệ Nga - Ukraine gia tăng căng thẳng đang làm rung chuyển thị trường dầu mỏ mong manh, đẩy giá lên gần 100 USD/thùng. Nếu xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine thì có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu thô, thậm chí khiến các nước chịu nhiều khó khăn do giá năng lượng leo thang đột biến.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/cac-co-so-kham-chua-benh-xay-dung-quy-trinh-giam-sat-phan-ung-co-hai-cua-thuoc-189997.html