Hà Nội: Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng

08/12/2022 12:52

Kinhte&Xahoi Xác định trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cung ứng của mình theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh, ý thức chủ động bảo vệ bản thân của người tiêu dùng khi tham gia các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ.

Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng. (Ảnh minh họa).

Mới đây, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 300/KH-UBND triển khai Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, Kế hoạch được triển khai nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đưa Luật và các văn bản liên quan đến công tác Bảo vệ quyền lợi tiêu dùng đến với mọi đối tượng; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng pháp luật và chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đồng thời, định hướng, xác định trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cung ứng của mình theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh, ý thức chủ động bảo vệ bản thân của người tiêu dùng khi tham gia các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ. Tăng cường công tác quản lý và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội liên quan trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tại Kế hoạch, UBND Thành phố nhấn mạnh, khuyến khích, động viên sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng; qua đó góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh, kích thích tiêu dùng và thúc đẩy phát triển kinh tế Thủ đô; từng bước đưa Ngày Quyền của người tiêu dùng thành động lực và điểm nhấn quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội.

Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” sẽ diễn ra trong suốt cả năm 2023 với chủ đề cho các hoạt động là “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn". Chương trình gồm 6 nội dung chính, trong đó UBND Thành phố giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương tổ chức Lễ Mít tinh/Lễ phát động hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam - 15/3”.  

Trong thời gian triển khai Chương trình, Bộ Công thương sẽ chủ trì, phối hợp Sở Công thương Hà Nội tổ chức Giải chạy “Vì người tiêu dùng”. Dự kiến Quý I/2023, Thành phố Hà Nội sẽ tố chức Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm vì người tiêu dùng” với quy mô khoảng 140 - 150 gian hàng của các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, phân phối các sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ thuộc các lĩnh vực liên quan đến đời sống tiêu dùng như: Đồ gia dựng, thời trang, thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng thiết yếu,...

Các doanh nghiệp hưởng ứng Ngày Quyên của người tiêu dùng Việt Nam và niêm yết rõ thông tin sản phẩm, giá bán sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, tính năng và hướng dẫn sử dụng, đồng thời giải đáp thăc mắc cho người tiêu dùng. Cùng với đó, thực hiện các hoạt động tri ân vì người tiêu dùng như: miễn phí dùng thử sản phẩm, miễn phí tư vấn nhận diện sản phẩm chính hãng, tổ chức các hoạt động giao lưu kết nối với người tiêu dùng...; Triển khai các hoạt động quảng bá, khuyến mại, tư vấn mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ cho người tiêu dùng.

Trong năm 2023, Thành phố sẽ tổ chức sự kiện “Tuần lễ tri ân người tiêu dùng” và dự kiến tổ chức tại 03 điểm thuộc Trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội với quy mô khoảng 70 gian hàng/điểm của các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, phân phối các sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ thuộc các lĩnh vực liên quan đến đời sống tiêu dùng.

UBND Thành phố cũng giao nhiệm vụ cụ thể đối với các đơn vị để tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện truyền thông. Cụ thể, hực hiện các tin, phóng sự, trailer tuyên truyên, clip trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam, Truyên hình Hà Nội, Truyên hình VTC, Truyên hình ANTV, màn hình led tại các khu chung cư, trung tâm thương mại,... ; Thực hiện các tin, bài viết tuyên truyền trên các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội như: Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế Đô thị, Báo Nhân Dân, Báo Công Thương, Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội, Cổng thông tin Chính phủ...;

Bên cạnh đó, tuyên truyền qua hình thức tờ rơi, phướn, màn hình led, loa tuyên truyền trên một số tuyến phố, trung tâm thương mại, siêu thị; chợ, clip tuyên truyền, truyền hình, báo, website, cẩm nang hỗ trợ, cung cấp các tài liệu, kiến thức hữu ích cho các Hội, Hiệp hội liên quan, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Thành phố và cho người tiêu dùng về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Thành phố giao ngành chức năng tổ chức 04 lớp tập huấn, hội thảo “Kỹ năng tiếp nhận và tư vấn khiếu nại cho người tiêu dùng” và “Một số điểm mới của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi”. Đồng thời, tổ chức tư vấn, giải đáp, hỗ trợ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên Tổng đài tư vấn để giải đáp các thông tin về Chương trình “Hành động vì quyền người tiêu dùng” năm 2023 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tiếp nhận các cuộc khiếu nại của người tiêu cùng khi bị xâm phạm quyền lợi, tư vấn và hỗ trợ kết nối đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng.

 Phạm Duy - Pháp luật Plus 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Khoảng 3/4 dân số toàn cầu sở hữu điện thoại di động

Đề cập đến việc kết nối toàn cầu trong sử dụng Internet và điện thoại di động trên toàn thế giới đến thời điểm này, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) báo cáo hiện có gần 3/4 dân số toàn cầu từ 10 tuổi trở lên sở hữu điện thoại di động.

Chuyển đổi số có thể đóng góp tăng trưởng 1.000 tỷ USD GDP của ASEAN

Mặc dù nền kinh tế số ASEAN đang bị coi là tụt hậu nhưng nếu áp dụng thành công chương trình chuyển đổi số có thể đóng góp tăng trưởng 1.000 tỷ USD vào tổng GDP của ASEAN trong 10 năm tới. Chuyển đổi số sẽ giúp ASEAN vươn lên dẫn đầu về khả năng cạnh tranh toàn cầu với vị thế là một trong những trung tâm sáng tạo số hàng đầu thế giới.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/xa-hoi/ha-noi-hanh-dong-vi-quyen-loi-nguoi-tieu-dung-d187568.html