Sân bay Tân Sơn Nhất tạm đóng cửa một đường băng để sửa chữa, nâng cấp

16/02/2022 14:22

Kinhte&Xahoi Thông tin từ Cục Hàng không VN, từ 14h00 ngày 21/2/2022 đến 14h00 ngày 15/3/2022, đường băng đường 25R/07L Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ tạm đóng cửa để sửa chữa, nâng cấp.

Ảnh minh họa

Theo đó, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất sẽ đóng cửa từng phần để thi công kết nối các nhánh đường lăn song song đang thi công với đường băng theo phương án đã được Cục Hàng không VN phê duyệt.

Được biết, để phục vụ thi công dự án, giai đoạn từ 21/2/2022 đến 30/4/2022, Cục Hàng không VN đã điều chỉnh tham số điều phối đường hạ cất cánh tại Tân Sơn Nhất xuống còn 30 chuyến/giờ; tham số điều phối nhà ga nội địa đi là 24 chuyến/giờ; tham số điều phối nhà ga nội địa đến 20 chuyến/giờ.

Trước đó, trong giai đoạn từ 10/2/2022 đến 20/2/2022, tham số điều phối đường hạ, cất cánh là 48 chuyến/giờ cho các khung giờ từ 06h00-23h55 (giờ địa phương) và 36 chuyến/giờ cho các khung giờ từ 00h00-05h55 (giờ địa phương); tham số điều phối nhà ga nội địa đi là 26 chuyến/giờ; tham số điều phối Nhà ga Nội địa đến là 24 chuyến/giờ. 

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không thực hiện nghiêm việc trả Slot không sử dụng theo quy định, sử dụng đúng slot (kế hoạch thời gian đến hoặc đi từ một sân bay) theo phép bay đã cấp để tăng hiệu quả trong việc điều phối, sử dụng slot; đồng thời tăng cường khai thác các khung giờ đêm.

Bên cạnh đó, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đaoọ Cảng vụ hàng không miền Nam, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất phối hợp với Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh tăng cường phương tiện vận tải công cộng, taxi để đáp ứng nhu cầu của hành khách đi các chuyến bay nội địa khi hạ cánh tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, góp phần giảm thiểu ùn tắc tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; các cảng hàng không địa phương có hệ thống đèn đêm phối hợp với các hãng hàng không, bố trí nguồn lực để đảm bảo phục vụ nhu cầu khai thác các khung giờ đêm của các hãng hàng không.

 Phạm Duy - Pháp luật Plus 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hệ quả của việc Nga - Ukraine gia tăng căng thẳng: Giá năng lượng leo thang đột biến

Trong bối cảnh nguồn cung cấp dầu và khí đốt dự phòng bị hạn chế trên toàn cầu, việc quan hệ Nga - Ukraine gia tăng căng thẳng đang làm rung chuyển thị trường dầu mỏ mong manh, đẩy giá lên gần 100 USD/thùng. Nếu xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine thì có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu thô, thậm chí khiến các nước chịu nhiều khó khăn do giá năng lượng leo thang đột biến.

Thế giới dần trở lại cuộc sống bình thường

Khi tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên toàn cầu ngày càng phủ rộng, các liệu pháp chữa trị cho thấy hiệu quả trong việc ngăn ngừa các ca bệnh nặng, danh sách các quốc gia mở cửa biên giới hoặc nới lỏng hoạt động thời gian gần đây đã liên tục gia tăng. Đây là tín hiệu cho thấy một cuộc sống bình thường đang dần trở lại với thế giới sau hơn 2 năm chao đảo vì đại dịch.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-thong/san-bay-tan-son-nhat-tam-dong-cua-mot-duong-bang-de-sua-chua-nang-cap-d176488.html