Trình Thủ tướng lập tổ công tác đặc biệt gỡ khó cho người dân, doanh nghiệp

18/08/2021 14:34

Kinhte&Xahoi Tổ công tác đặc biệt sẽ giúp Thủ tướng Chính phủ giải quyết các khó khăn mà người dân, doanh nghiệp gặp phải do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Người lao động một doanh nghiệp may tiêm vắc xin ngừa Covid-19

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo đó, tổ công tác đặc biệt sẽ do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm tổ trưởng, các tổ phó là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội.

Nhiệm vụ của tổ công tác là giúp Thủ tướng Chính phủ giải quyết các khó khăn mà người dân, doanh nghiệp gặp phải do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Trong tờ trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh. Trong 7 tháng đầu năm 2021 đã có tới 79.673 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện có 5 nhóm khó khăn lớn mà người dân, các doanh nghiệp đang gặp phải do tác động của dịch bệnh cần lập tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng để giải quyết.

Thứ nhất đó là sự thiếu hụt dòng tiền. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện hầu hết các doanh nghiệp, hiệp hội đều phản ảnh do nhu cầu thị trường, đơn hàng, doanh thu đều sụt giảm mạnh, dòng tiền vào bị thiếu hụt nghiêm trọng khiến doanh nghiệp gặp khó trong chi trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, phí công đoàn cho người lao động.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng gặp khó trong trả lãi vay ngân hàng, nợ xấu tăng, khó tiếp cận khoản vay mới, gánh nặng chi phí thuê mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng trong thời gian tạm ngưng hoạt động.

Thứ hai là giá thành sản xuất hàng hóa tăng do chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng trong khi giá bán giảm.

Thứ ba là sự lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh khó khăn do phương án kiểm soát phòng dịch không thống nhất trên cả nước. Hoạt động vận tải hàng hóa hết sức căng thẳng trong thời gian qua, đặc biệt trên các tuyến ra cảng biển.

Thứ tư là tình trạng dịch Covid-19 bùng phát tại các khu, cụm công nghiệp chưa có giải pháp, chính sách phòng, chống dịch hợp lý, hiệu quả hoặc áp dụng cứng nhắc tại một số địa phương khiến nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn, hàng trăm ngàn lao động phải tạm dừng sản xuất, gây thiệt hại lớn.

Và nhóm khó khăn cuối cùng là việc tiếp nhận các gói hỗ trợ của Chính phủ còn khó khăn. Điều kiện tiếp nhận một số chính sách hỗ trợ quá chặt chẽ, công tác xác lập hồ sơ hỗ trợ, chi trả cho người dân bị ảnh hưởng còn chậm.

Trước đó, tại hội nghị diễn ra ngày 8/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Nhà nước quan tâm, thấu hiểu khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp và sẽ thành lập tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo người đứng đầu Chính phủ, tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư giữ vai trò là cơ quan thường trực của tổ này để tham mưu những giải pháp kịp thời.

“Bất kỳ lúc nào và nhất là những lúc khó khăn, Chính phủ thể hiện và khẳng định tinh thần đổi mới, liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp”, Thủ tướng nói.

Hậu Lộc - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Mỹ kêu gọi Taliban để người dân Afghanistan rời khỏi đất nước

Ngoại trưởng Antony Blinken nêu rõ: "Mỹ cùng cộng đồng quốc tế khẳng định rằng công dân Afghanistan và công dân quốc tế mong muốn rời khỏi phải được phép để làm việc đó." Người dân Afghanistan tại thành phố Kandahar, ngày 12/8. (Ảnh: AP/TTXVN) AFP đưa tin, Mỹ ngày 15/8 đã đứng đầu hơn 65 quốc gia hối thúc Taliban để cho những người dân Afghanistan rời khỏi nước này, đồng thời cảnh báo trách nhiệm giải trình về bất cứ hành vi lạm dụng nào. Trên mạng xã hội Twitter, trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ công bố một tuyên bố có chữ ký của các đồng minh thân thiết, Ngoại trưởng Antony Blinken nêu rõ: "Mỹ cùng cộng đồng quốc tế khẳng định rằng công dân Afghanistan và công dân quốc tế mong muốn rời khỏi phải được phép để làm việc đó." "Những người ở vị trí quyền lực và thẩm quyền trên khắp Afghanistan chịu trách nhiệm - và trách nhiệm giải trình - đối với việc bảo vệ cuộc sống con người," ông Blinken nói tiếp. Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ sơ tán các nhân viên sứ quán nước này ra khỏi Afghanistan trong bối cảnh Taliban tuyên bố đã giành chiến thắng trước Chính quyền Afghanistan. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản kêu gọi các công dân Nhật Bản ở Afghanistan rời quốc gia Trung Á này càng sớm càng tốt nếu không phải ở lại đó vì các lý do bắt buộc. Hiện nay, phái đoàn ngoại giao gồm hơn 10 nhân viên của nước này đã rời đại sứ quán ở Kabul. Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc sử dụng máy bay của Mỹ để sơ tán nhân viên sứ quán và các công dân khác của nước này ra khỏi Afghanistan. Đài truyền hình NHK dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết tốc độ tiến quân của Taliban nhanh hơn so với dự báo. Họ sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình ở Afghanistan, đồng thời phối hợp với các quốc gia khác để nghiên cứu sẽ làm gì tiếp theo./.

“Nhà Trắng” được rao bán với giá 2,6 triệu USD

Tọa lạc tại McLean, bang Virginia, Mỹ và chỉ cách Washington D.C vài phút lái xe, một tòa nhà có lối kiến trúc giống Nhà Trắng thật với phòng Bầu dục ban công Truman và phòng ăn Lincoln đang được rao bán với giá 2,65 triệu USD.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/trinh-thu-tuong-lap-to-cong-tac-dac-biet-go-kho-cho-nguoi-dan-doanh-nghiep-174121.html