Xung quanh những sự việc điểm thi bất thường ở một số địa phương

13/08/2018 08:56

Kinhte&Xahoi Thời gian gần đây, nhiều tờ báo đưa tin: Điểm thi cao bất thường ở Hà Giang có liên quan đến hoạt động gian lận thi cử của chính Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh này.

Qua tìm hiểu thì được biết một số nơi khác đã xảy ra sai phạm nghiêm trọng trong việc chạy điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) quốc gia diễn ra như ở Sơn La và một số địa phương khác, theo ông Nguyễn Minh Hòa (báo Tuổi trẻ, số phát hành vào thứ Hai ngày 23 tháng 7 năm 2018) “đi tìm niềm tin thi cử” thì: Trong quá trình chấm thi tại Hà Giang và rất có thể còn có ở những địa phương khác đã trở thành quả bom chấn động toàn bộ hệ thống đổi mới thi cử được coi là tốt nhất từ trước tới nay.

Bê bối thi cử dư luận đồn đại có liên quan tới Bộ GD-ĐT, nhưng Bộ GD-ĐT đã phủ nhận việc biết trước sai phạm ở Hà Giang nhưng lờ đi, có vẻ Bộ GD-ĐT đã được báo cáo về sai phạm ở Hà Giang từ trước nhưng cố tình lờ đi. Báo cáo ngày 18 tháng 7 năm 2018 của Ban cán sự Đảng, UBND tỉnh Hà Giang… phát hiện điều bất thường là ông Vũ Trọng Lương di chuyển các hòm đựng bài thi trắc nghiệm đã quét xong vào một số thiết bị phục vụ công tác chấm thi trắc nghiệm về phòng khảo thí và quản lý chất lượng của Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang khi chưa được phép. Vì vậy ông Lương đã bị đình chỉ nhiệm vụ tại kỳ thi THPT quốc gia 2018!

Trong khi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đề cao thành tích vì đề xướng cải cách thi cử đã tiết kiệm thời gian, tiền của Nhà nước và phụ huynh. Báo Tuổi trẻ (số phát hành Chủ nhật ngày 22 tháng 7 năm 2018): Bộ GD-ĐT phủ nhận việc đã phát hiện Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang sai phạm trong tổ chức chấm thi tốt nghiệp THPT nhưng Bộ đã ngó lơ. Chính ông Bộ trưởng Bộ GD-ĐT từng bị dư luận nghi ngờ về bằng cấp.

Theo Tiến sĩ (TS) Nguyễn Sỹ Dũng: Bằng TS của ông Nhạ “có vấn đề” nhưng người trong cuộc vẫn im hơi lặng tiếng. Nay vị bộ trưởng này lại tự đề cao sáng kiến về thi cử của Bộ làm lợi cho xã hội. Hơn nữa Bộ GD-ĐT phát hiện và phối hợp với công an điều tra xử lý hành vi nâng điểm thi cho thí sinh là con em của cán bộ chủ chốt nhiều quyền thế tại địa phương!

Theo ông Nguyễn Minh Hòa, Bộ GD-ĐT không thể tiếp tục nói rằng đó là một “con sâu”… Thầy Vũ Khắc Ngọc (dạy luyện thi) và thầy Trần Mạnh Tùng (giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) đã phát hiện rất sớm về những bất thường trong điểm thi tại Hà Giang.

Thầy Ngọc nói: Kỳ thi năm nay là một kỳ thi “nhiều nước mắt”… nhiều học sinh vốn rất giỏi nhưng lại không đạt kết quả. Không ngờ ước mơ bị đánh cắp tàn nhẫn. Thầy Ngọc tỏ ra bức xúc: Chừng nào xã hội còn vận hành bởi những con người đề cao giá trị vật chất, dựa dẫm vào quan hệ xin - cho, quyền lực cá nhân thì những tiêu cực vẫn còn… Cần nhận thức, kỳ thi THPT quốc gia tại thời điểm này là lựa chọn tối ưu. Bộ GD-ĐT phải thận trọng trao quyền tổ chức thi và chấm thi về cho địa phương (lời thầy Vũ Khắc Ngọc).

Kỳ thi “2 trong 1” như hiện nay không hợp lý vì bản chất của hai kỳ thi khác nhau. Bộ GD-ĐT cần trả về cho các địa phương chịu trách nhiệm… việc thi tuyển sinh cần dành cho các trường đại học (ĐH) theo đúng tinh thần tự chủ ĐH đã được ghi nhận trong luật giáo dục (lời thầy Trần Mạnh Tùng).

Giáo dục mãi loay hoay “thử nghiệm” cách thức thi cử đã có các đáng tiếc như vừa nêu. Tương lai đất nước tùy thuộc vào thành quả giáo dục. Đừng làm sai rồi lại sửa sai – sửa thời cứ sửa, sai thời vẫn sai!

Theo KD&PL

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Đây là một hệ thống bảo mật an toàn cao trước khả năng bị đánh cắp dữ liệu. Với cuộc cách mạng 4.0 và công nghệ Blockchain, một số những ngành nghề có nguy cơ "tuyệt chủng".