Bài học đắt giá cho công tác đưa đón học sinh tới trường

07/08/2019 09:53

Kinhte&Xahoi Sự việc một cháu bé học sinh trường Gateway ở Hà Nội tử vong khiến tất cả chúng ta đều bàng hoàng. Và tôi xin gửi lời chia buồn đến gia đình.

Trường Quốc tế GateWay nơi cháu bé tử vong thương tâm theo học. (Nguồn: Vietnammoi)

Đây là một bài học đắt giá cho toàn thể xã hội chúng ta trong công tác đưa đón học sinh tới trường, khi mà tại các đô thị lớn thì cha mẹ không có nhiều thời gian để có thể đưa đón được các con đi học, việc nhà trường tổ chức đưa đón là giúp ích rất nhiều cho các gia đình, nhưng hôm nay chúng ta thấy được mặt trái của vấn đề này.

Trong sự việc trên, có thể thấy rằng để xảy ra việc đau lòng nhiều khả năng người tài xế và cô giáo chủ nhiệm là người có lỗi. Thông thường thì trên mỗi một chuyến xe ngoài tài xế thì còn có một cô giáo phụ trách việc đưa đón và tất cả những người này đều có một phần trách nhiệm khi để xảy ra sự việc đau lòng trên.

Lẽ ra trước khi tắt máy đóng cửa xe thì người tài xế cần phải quan sát trong xe, nhất là khi đối tượng khách hàng của anh này là trẻ em. Cô giáo chủ nhiệm khi không thấy học sinh đến lớp nguyên tắc thì phải hỏi lại người tài xế xem cháu có đi học hay không.

Trong trường hợp không thể gọi được người tài xế thì phải gọi cho phụ huynh học sinh để nắm được tình hình nhưng việc này đã không được làm một cách nghiêm túc và đây là biểu hiện của sự cẩu thả trong công tác quản lý học sinh.

Việc xem xét trách nhiệm, xử lý trách nhiệm hình sự ở đây như thế nào, có hay không thì còn tùy thuộc vào việc quá trình điều tra tới đây của cơ quan chức năng, thế nhưng rõ ràng ở đây chúng ta đã thấy có dấu hiệu hình sự ở của tội "Vô ý làm chết người" do vi phạm những nguyên tắc nghề nghiệp đã gây hậu quả đặc biệt nghiệm trọng nghiêm trọng.

Hình minh họa.

Qua sự việc đau lòng trên cũng cho chúng ta thấy khiếm khuyết của người lớn, của cả xã hội chúng ta hiện nay là thiếu các khóa đào tạo về sinh tồn cho trẻ em mà vốn trước đây chúng ta có cả một hoạt động hướng đạo sinh rất là mạnh mẽ, để dậy cho các em kỹ năng vệ sinh tồn.

Ngay khi nhà báo gửi câu hỏi cho tôi về vấn đề này thì cũng chính là lúc tôi đang mở các clip về kỹ năng thoát hiểm, dùng búa trên xe ô tô để thoát hiểm cho trẻ em và chỉ cho con tôi những kỹ năng này. Ngay sau đây toàn thể xã hội chúng ta cần có những động thái để làm sao chúng ta khắc phục triệt để tình trạng này.

Các chương trình đào tạo về các kỹ năng sinh tồn cho trẻ em là điều rất cần thiết. (Ảnh: ĐSPL)

Chúng ta cần phải xây dựng các quy trình của ngành giáo dục hoặc là của từng trường xây dựng các quy trình đảm bảo an toàn cho học sinh trong cái công tác đưa đón nói riêng vào mọi hoạt động của nhà trường nói chung.

Như vậy, trong trường hợp này đối với người tài xế thì cũng phải đảm bảo an toàn cho hành khách những người trên xe theo các cây quy chuẩn về nghề nghiệp lái xe, đối với các thầy cô giáo có nhiệm vụ trực tiếp việc quản lý và dạy dỗ em học sinh thì đây cũng là cái trách nhiệm trên nguyên tắc nghề nghiệp của những thầy cô này do đó khi xảy ra hậu quả thì rất có thể sẽ bị những người này sẽ bị chi cứu trách nhiệm hình sự theo với tội danh "Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính".


Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Báo Thái Lan lên cơn sốt với Xuân Trường sau hai siêu phẩm tại V-League

Màn trình diễn của tiền vệ Xuân Trường trong chiến thắng của HA Gia Lai trước Thanh Hoá ở vòng 18 V-League nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông Thái Lan. Thậm chí báo chí xứ Chùa vàng còn đánh giá tiền vệ từng chơi bóng ở Buriram sở hữu bàn chân vàng.

Nguồn: Pháp luật Plus