Bệnh nhân cúm A tăng bất thường, chuyên gia chỉ cách phòng ngừa

23/07/2022 20:27

Kinhte&Xahoi Bệnh cúm A xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân, nhưng năm nay bệnh bùng phát và diễn biến mạnh trong mùa hè. Vậy việc khám chẩn đoán sớm và phòng ngừa bệnh như thế nào?

Chẩn đoán cúm sớm hạn chế biến chứng

 Đầu tháng 7, tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK MEDLATEC) ghi nhận 2313 ca mắc cúm A và chủng cúm khác.

Theo các chuyên gia y tế BVĐK MEDLATEC, cúm mùa gây ra bởi các virus cúm là bệnh truyền nhiễm, lây chủ yếu qua đường hô hấp và dễ bùng phát thành dịch.

Bệnh nhân đến khám và làm các xét nghiệm tại BVĐK MEDLATEC

Cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người suy giảm miễn dịch, người già (trên 65 tuổi), trẻ em (dưới 5 tuổi) và phụ nữ có thai. Tuy nhiên, bệnh có thể tiến triển nặng gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

Số liệu thống kê tại tại Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC từ ngày 1 đến ngày 18/7 có 4887 trường hợp làm xét nghiệm cúm, trong đó số ca dương tính là 2377 ca, gồm phát hiện 2313 ca mắc cúm A (chiếm 97%) và 62 ca phát hiện mắc cúm B (chiếm 3%). Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất là trên 18 tuổi chiếm 49,85%, sau đó là độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi chiếm 32,27%, từ 6-18 tuổi chiếm 17,37% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là dưới 1 tuổi (0.5%).

So với tháng 1 năm 2021, 2020 được xem là thời gian cao điểm của dịch cúm thì tỷ lệ mắc mắc vẫn thấp hơn những ngày đầu tháng 7 năm nay. Cụ thể, ghi nhận tháng 1/2021 là 1093 ca (chiếm 39,75%), tháng 1/2020 là 3227 trong tổng số chỉ định cúm 11.729 ca (chiếm 35%).

Theo các chuyên gia truyền nhiễm của BVĐK MEDLATEC trong những ngày tới số lượng ca mắc cúm dự báo sẽ tiếp tục gia tăng, vì vậy người dân cần chủ động phòng bệnh và cần đi đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

ThS.BSNT Trần Tiến Tùng - Chuyên khoa Truyền nhiễm, BVĐK MEDLATEC cho biết: Triệu chứng đặc trưng cúm là sốt cao đột ngột, rét run, đau đầu, đau mỏi mình mẩy, viêm họng, chảy nước mũi, nhưng có thể nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường và cúm. Vì vậy, xét nghiệm được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán cúm.

Việc chẩn đoán chính xác cúm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh để làm giảm việc sử dụng kháng sinh không đúng và lựa chọn liệu pháp kháng virus. Đồng thời, chẩn đoán kịp thời bệnh nhân được cách ly và điều trị, nên hạn chế biến chứng và khả năng lây lan ra cộng đồng, người xung quanh.

Theo BS Tùng, thông thường, việc chỉ định làm xét nghiệm cúm được chia thành các nhóm sau: Trường hợp nghi ngờ: Có yếu tố dịch tễ, sốt và triệu chứng viêm long đường hô hấp.

Trường hợp xác định đã mắc bệnh: Có biểu hiện lâm sàng cúm, xét nghiệm dương tính khẳng định nhiễm virus cúm A (H1N1).

Người lành mang virus: Không có biểu hiện lâm sàng nhưng xét nghiệm có cúm A (H1N1).

Ngoài ra, có những trường hợp chẩn đoán thể bệnh, người bệnh cần được khám lâm sàng, đo độ bão hòa Oxy (SpO2), chụp X-quang tim phổi và chụp CT phổi.

Phòng tránh bệnh cúm

 Sau khi được chẩn đoán chính xác căn nguyên, thể bệnh, người bệnh được tư vấn kê đơn điều trị sớm để tránh biến chứng.

Trong quá trình điều trị cần tuân thủ nguyên tắc theo hướng dẫn của Bộ Y tế như sau: Người bệnh phải được cách ly và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.

Bác sĩ thăm khám cho một bệnh nhi nhiễm cúm A tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Bệnh nhân dùng thuốc kháng virus đơn độc hoặc kết hợp (oseltamivir, Zanamivir) càng sớm càng tốt, kể cả các trường hợp tiếp xúc với người bệnh và có sốt.

Bệnh nhân điều trị hỗ trợ trong các trường hợp nặng.

Bệnh nhân điều trị tại chỗ ở những cơ sở thích hợp và yêu cầu tuyến trên giúp đỡ đối với những trường hợp nặng.

Người dân mọi độ tuổi, cả ca và nữ đều có thể mắc cúm, đặc biệt trong giai đoạn cúm bùng phát cùng bệnh sốt xuất huyết, COVID-19, vì vậy, để chủ động phòng bệnh trước nguy cơ “dịch chồng dịch”, người dân cần thực hiện các biện pháp sau: Bảo đảm vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; Ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

Ngoài ra, cần thường xuyên rửa tay với xà phòng bằng nước sạch; Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

Tất cả mọi người từ trẻ em trên 6 tháng tuổi nên tiêm chủng cúm hàng năm (do các chủng virus cúm có thể thay đổi hàng năm), đặc biệt ưu tiên nhóm trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi, người trên 50 tuổi, có bệnh phổi mạn tính, bệnh tim mạn tính, bệnh thận, gan, rối loạn huyết học, chuyển hóa (gồm tiểu đường, người suy giảm miễn miễn), phụ nữ mang thai, nhân viên viên.

Bên cạnh đó, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do vậy tránh đưa trẻ nhỏ tập trung nơi đông người, đặc biệt là tiếp xúc với những người bị cúm; Cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để để hạn chế lây nhiễm.

Triệu chứng của cúm có thể giống với cảm lạnh thông thường, nhưng có thể gây ra các triệu chứng trầm trọng hơn. Nếu nghi ngờ mình mắc cúm, chúng ta nên đi khám để có tư vấn chăm sóc, điều trị… phù hợp.

 Phương Thu - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

U23 Việt Nam - U23 Saudi Arabia: Viết tiếp giấc mơ đẹp

HLV Gong Oh-kyun đã đưa U23 Việt Nam vào tứ kết U23 châu Á ngay trong lần đầu tiên tham dự giải đấu lớn. Với sự tự tin, U23 Việt Nam có thể viết tiếp giấc mơ như chiến tích lịch sử ở VCK U23 châu Á năm 2018.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/benh-nhan-cum-a-tang-bat-thuong-chuyen-gia-chi-cach-phong-ngua-201733.html