Thu giữ hàng trăm đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu OMO, P/S

07/03/2023 15:19

Kinhte&Xahoi Mua hàng hoá trôi nổi trên mạng không có hoá đơn, chứng từ về bán kiếm lời một cơ sở kinh doanh bị phạt và thu giữ toàn bộ hàng hoá.

Theo thông tin Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hải Dương, ngày 06/03/2023, Đội QLTT số 4 thuộc Cục QLTT tỉnh Hải Dương đã đột xuất kiểm tra hộ kinh doanh N.V.K tại Thôn Bùi Xá, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở đang bày bán 720 tuýp kem đánh răng mang nhãn hiệu P/S; 470 túi bột giặt mang nhãn hiệu OMO loại 350g, 380g, 770g, loại 2,9 kg có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Lực lượng chức năng tỉnh Hải Dương thu giữ hàng trăm đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu OMO, P/S.

Đối với Bột giặt mang nhãn hiệu OMO có đặc điểm hai bên mép hàn ở hai đầu túi không đồng nhất, có vết gấp ở hai bên hông túi, nhãn hiệu OMO được in trực tiếp trên từng sản phẩm. Đối với kem đánh răng mang nhãn hiệu P/S, hạn sử dụng có 8 ký tự số liền nhau, nhãn hiệu P/S được in trực tiếp trên từng sản phẩm. Đây là các dấu hiệu cơ bản cho thấy số hàng hóa nêu trên là hàng hóa giả mạo.

Làm việc với lực lượng chức năng, chủ cơ sở đã thừa nhận toàn bộ số hàng hóa nêu trên là hàng giả mạo được thu mua trôi nổi về để bán kiếm lời nên không có hóa đơn, chứng từ, giấy tờ hợp pháp theo quy định.

Hiện lực lượng chức năng đã lập biên bản và tạm giữ 1.190 đơn vị sản phẩm hàng hoá vi phạm để tiếp tục xác minh xử lý theo quy định.

Đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu bị xử phạt theo Quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt từ 1.000.000 đến 100.000.000. Tùy vào giá trị thực tế của hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật. Cụ thể như sau:

Xử phạt hành chính hành vi bán hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng. Trong một số trường hợp vi phạm cụ thể có thể phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định.

Ngoài ra, điều 212 Luật sở hữu Trí tuệ quy định cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể:

Trường hợp mua bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017):

Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.

Nguyễn Xinh - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cúp vàng World Cup bóng đá nữ đến Việt Nam

Trong hành trình ghé thăm 32 quốc gia có đại diện tham dự vòng chung kết Giải Vô địch Bóng đá nữ thế giới 2023, chiếc cúp vàng sẽ di chuyển đến Hà Nội. Lễ rước cúp tại Việt Nam diễn ra sáng 4/3/2023 tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-24h/thu-giu-hang-tram-don-vi-san-pham-gia-mao-nhan-hieu-omo-p-s-d190948.html