9 trạm bê tông không phép tại Tiên Du của những thương hiệu nào?

23/04/2020 10:22

Kinhte&Xahoi Đầy đủ các thương hiệu nổi tiếng như An Phúc, Việt Nhật, Thịnh Cường, Hợp Thành...đều xây dựng trạm bê tông không giấy phép ở Tiên Du, Bắc Ninh.

Hàng chục trạm trộn bê tông thương phẩm được xây dựng trái phép mọc lên “sừng sững” ven đê sông Đuống.

Nhà chức trách Bắc Ninh trong một báo cáo mới đây nêu rõ, từ tháng 5/2018 UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 230 về việc phê duyệt quy hoạch khu vực khai thác, tập kết cát, sỏi lòng sông và vật liệu xây dựng trên địa bàn 6 huyện là Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài và TP Bắc Ninh.

Những tưởng, các doanh nghiệp, chính quyền địa phương sở tại sẽ nghiêm túc thực hiện đúng quy định của pháp luật, nhưng không, vẫn còn những "con sâu" lợi dụng kẽ hở pháp luật để kinh doanh.

Tại 65 khu vực được quy hoạch này đã có 129 điểm tập kết mọc lên, trong đó 40 điểm có quyết định giao, cho thuê đất.

Điều đáng nói là, hàng chục trạm trộn bê tông thương phẩm được xây dựng trái phép mọc lên “sừng sững” ven đê sông Đuống, đoạn chảy qua các huyện Tiên Du, Quế Võ, Thuận Thành... để phục vụ việc sử dụng bê tông thương phẩm của người dân, cũng như đơn vị tổ chức có nhu cầu.

Nghiêm trọng hơn, tình trạng xây dựng trạm bê tông không giấy phép này lại xảy ra tập trung tại huyện Tiên Du.

Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Du, hiện có 8 trạm trộn bê tông (trong tổng số 9 trạm) được một số cá nhân, tổ chức dựng lên trái phép, bất chấp các quy định của pháp luật và được phân bổ chủ yếu ở xã Tri Phương, Cảnh Hưng và Minh Đạo với đủ mọi thương hiệu như An Phúc, Việt Nhật, Thịnh Cường, Việt Sinh, THS, Á Châu, Chèm, Hợp Thành, Thịnh Cường 2. Trong đó, trạm trộn của An Phúc là lớn nhất với 6 silo, tiếp đến là Thịnh Cường có 4 silo, còn lại là 2 – 3 silo.

Huyện Tiên Du, hiện có 8 trạm trộn bê tông (trong tổng số 9 trạm) được một số cá nhân, tổ chức dựng lên trái phép

Tại huyện Tiên Du, theo con số thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, hiện địa phương này có 11 khu vực với 21 điểm tập kết (7 điểm đã có quyết định giao, cho thuê đất) cát, sỏi và vật liệu xây dựng của 16 công ty, 3 cá nhân, 1 HTX và 1 xí nghiệp.

Nguồn tin riêng của Pháp luật Plus cho hay, nhà chức trách huyện Tiên Du cũng thừa nhận rằng tất cả các trạm trộn bê tông ven sông Đuống chảy qua địa bàn huyện đều xây dựng không phép. Trách nhiệm trước hết thuộc về trưởng thôn và Chủ tịch các xã (?).

Xe tải vẫn ngày ngày phá mặt đê.

Có thể thấy, chính quyền địa phương "biết" chứ không phải không nắm rõ. Vậy tại sao những trạm bê tông này lại không bị xử lý triệt để, tháo dỡ vì không có giấy phép. Cơ quan chức năng như huyện Tiên Du, Chi cục Thủy lợi Bắc Ninh (thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Ninh); Sở Xây dựng Bắc Ninh và các cơ quan có liên quan "bó tay" trước những hành vi vi phạm pháp luật của các Công ty xây dựng trạm bê tông này.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chuyển đổi xu hướng tiêu dùng trong dịch Covid-19

Trong dịch Covid - 19, khi giá thịt lợn chưa có chiều hướng giảm, người tiêu dùng đang dần thay đổi cơ cấu bữa ăn, chuyển sang sử dụng thịt và trứng gia cầm thay cho thịt lợn. Đây chính là cách tiết kiệm chi tiêu, đồng thời chung tay hỗ trợ người chăn nuôi gia cầm tiêu thụ sản phẩm.

Hụt tiền chi tiêu, sếp đồng loạt rao bán ô tô giá rẻ

Do khó khăn bởi dịch Covid-19, nhiều giám đốc, chủ cơ sở kinh doanh,... cần tiền chi tiêu, trả nợ đã phải bán cả ô tô nên sắp tới, một lượng lớn ô tô cũ sẽ được bán tháo ra thị trường khiến giá xe giảm mạnh.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/bat-dong-san/9-tram-be-tong-khong-phep-tai-tien-du-cua-nhung-thuong-hieu-nao-d122762.html