Cà Mau thúc đẩy phục hồi phát triển du lịch sau đại dịch Covid-19

17/09/2021 15:41

Kinhte&Xahoi Cụ thể, tỉnh Cà Mau đang chủ động thực hiện một số hoạt động từng bước kích thích, khôi phục du lịch sau khi tình hình dịch bệnh Covid-19 ổn định.

Theo Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH-TT &DL) Trần Hiếu Hùng cho biết, Sở đã xây dựng Kế hoạch phục hồi phát triển du lịch bằng các nội dung, giải pháp thiết thực, từng bước kích thích, phục hồi hoạt động du lịch khi dịch bệnh được kiểm soát trong những tháng cuối năm 2021. Đồng thời làm tiền đề cho những năm tiếp theo, thực hiện mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển du lịch Cà Mau sau khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn.

Hoạt động du lịch tại Cà Mau sau dịch sẽ "đảm bảo công tác tổ chức an toàn, chuyên nghiệp, tiết kiệm, hiệu quả. Đồng thời, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Quyết định số 542/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh", ông Trần Hiếu Hùng khẳng định.

Ngày hội cua Năm Căn gắn với văn hóa ẩm thực Cà Mau.

Trong đó, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chuẩn cho các các sự kiện thi chạy Marathon với chủ đề “Kết nối đường Hồ Chí Minh huyền thoại” Cà Mau 2021; sự kiện “Ngày hội ẩm thực Đất Mũi” và “Ngày hội cua Năm Căn gắn với văn hóa ẩm thực Cà Mau”. Thời gian tổ chức được diễn ra trong 7 ngày, dự kiến vào cuối tháng 11 đầu tháng 12/2021.

Cùng với đó, Sở VH-TT & DL chuẩn bị tổ chức Đoàn Famtrip (du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị... dành cho các công ty lữ hành, quảng bá) khảo sát điểm đến du lịch Cà Mau (đợt 2), để xúc tiến du lịch, quảng bá giới thiệu hình ảnh, văn hóa con người và các sản phẩm đặc trưng của Cà Mau. Bên cạnh đó, hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, phát triển sản phẩm mới tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, Thới Bình và huyện U Minh.

Lẩu mắm U Minh đã được Hội kỷ lục gia Việt Nam công nhận là Top 100 món ăn đặc sản của Việt Nam.

Ông Trần Hiếu Hùng, cho biết thêm: Sở cũng xây dựng Chương trình Cà Mau điểm đến năm 2022, trong đó, trên cơ sở kế thừa, phát huy duy trì tổ chức các hoạt động đạt hiệu quả trong Chương trình Cà Mau điểm đến năm 2021, hướng đến sự kiện hàng năm như: Lễ Hội nghinh Ông Sông Đốc; Khám phá U Minh huyền thoại; Cuộc thi chạy Marathon; Ngày Hội bánh dân gian Nam Bộ; Phối hợp các tỉnh, thành: Hà Nội - Hà Giang - Quảng Trị tổ chức Lễ thượng cờ thống nhất non sông.

Được biết, Cà Mau là vùng đất cuối cùng của tổ quốc, mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi và lưu truyền biết bao truyền thuyết về một thời hoang sơ mà ông cha ta đã khai hoang, mở cõi. Phát triển du lịch cộng đồng là một lợi thế và đặc trưng riêng của vùng đất ngập mặn này, vì thế chính quyền cần có một cơ chế đặc thù để thu hút nhà đầu tư và tạo nên lợi thế riêng mà chỉ có vùng đất Cà Mau mới có, thì du lịch, dịch vụ Cà Mau sẽ phát triển trong tương lai gần.

 Trần Hữu Lễ - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sôi động thị trường bánh Trung thu online thời Covid-19

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đường phố Hà Nội năm nay không còn xuất hiện những quầy bánh Trung thu như thông lệ. Thay vào đó, hình thức bán hàng online đang được các doanh nghiệp sản xuất bánh Trung thu cũng như các cửa hàng bánh truyền thống triển khai khá sôi động nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như giải quyết bài toán kinh tế của chính các cơ sở này.

Đìu hiu thị trường bánh trung thu mùa Covid-19

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường bánh Trung thu truyền thống năm nay không còn được sôi động như mọi năm. Thay vào đó, trên các sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội, bánh Trung thu đang được rao bán khá rầm rộ.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/ca-mau-thuc-day-phuc-hoi-phat-trien-du-lich-sau-dai-dich-covid-19-d166484.html