Châu Âu nỗ lực ngăn chặn tình trạng thiếu thuốc

18/01/2024 14:41

Kinhte&Xahoi Cơ quan ứng phó và chuẩn bị khẩn cấp y tế (HERA) thuộc Ủy ban châu Âu kêu gọi tham gia Liên minh thuốc (CMA) nhằm ngăn ngừa và giải quyết tình trạng thiếu các loại thuốc quan trọng.

CMA tập hợp tất cả các bên liên quan, tăng cường hợp tác giữa Ủy ban châu Âu, chính phủ các quốc gia, ngành công nghiệp và xã hội dân sự để xác định những thách thức, ưu tiên hành động và các giải pháp chính sách khả thi cho vấn đề thiếu hụt những loại thuốc quan trọng ở Liên minh châu Âu (EU).

CMA được đánh giá là một phần quan trọng đối với Liên minh Y tế châu Âu (EHU), đưa ra những khuyến nghị cho Ủy ban châu Âu cũng như các quốc gia thành viên về biện pháp giải quyết tình trạng thiếu thuốc lâu dài. Dựa trên danh sách các loại thuốc quan trọng của Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) công bố hồi tháng 12-2023, CMA sẽ tập trung vào các loại thuốc có nguy cơ thiếu hụt cao nhất, tác động cao nhất đến hệ thống chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân.

Ảnh minh họa: Reuters

CMA sẽ giúp “mở khóa” các giải pháp sản xuất hoặc tài chính nhằm cho phép tự chủ chiến lược tốt hơn đối với các loại thuốc quan trọng. Được xây dựng dựa trên kinh nghiệm từ các liên minh khác của EU, CMA có thể giải quyết những thách thức lớn như: Đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua quan hệ đối tác quốc tế chiến lược; nâng cao năng lực của châu Âu trong sản xuất, đổi mới sản xuất các loại thuốc quan trọng và thành phần liên quan; phát triển cách tiếp cận chiến lược chung về dự trữ thuốc ở EU; tận dụng, điều chỉnh ngân sách EU và quốc gia để thực hiện các giải pháp đối với tình trạng thiếu thuốc.

Liên minh sẽ hoạt động trong 5 năm, dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động ở mùa xuân năm 2024 và công bố các khuyến nghị đầu tiên về những hành động cần thực hiện để cải thiện nguồn cung các loại thuốc quan trọng vào mùa thu.

Cuối tháng 10-2023, Ủy ban châu Âu đã thông qua một biên bản trình bày những biện pháp ngăn chặn và giảm thiểu tốt hơn tình trạng thiếu thuốc nghiêm trọng ở EU. Tình trạng thiếu hụt gần đây, bao gồm một số loại thuốc kháng sinh, cho thấy sự cấp thiết trong hành động phối hợp để tăng tính linh hoạt của chuỗi cung ứng thuốc tại châu Âu về lâu dài, đặc biệt là những loại thuốc mà an ninh nguồn cung ở EU phải luôn được bảo đảm.

Thương Nguyệt - Hà Nội mới

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quyết liệt chống buôn lậu dịp giáp Tết

Giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 là thời điểm nhu cầu tiêu dùng tăng cao, cũng là thời điểm nạn buôn lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ thường diễn biến phức tạp.

Mua hàng hiệu giá rẻ, không rõ nguồn gốc: Đừng tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái

Dịp giáp Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm tiêu dùng tăng nhanh. Lợi dụng thời điểm này, nhiều đối tượng đã tung ra thị trường hàng nhái, kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Sức lôi cuốn của những loại hàng này là giá rẻ hơn rất nhiều hàng thật. Với việc mua "đồ hiệu" giá rẻ, vô tình người tiêu dùng đã tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng trên.

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.vn/chau-au-no-luc-ngan-chan-tinh-trang-thieu-thuoc-656146.html