Chống dịch bộc lộ "căn bệnh trầm kha": Chính phủ sát sao, cán bộ cơ sở lơ là

08/11/2021 14:26

Kinhte&Xahoi Đây là thực trạng được đại biểu Quốc hội thẳng thắn chỉ ra trong phiên thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV sáng nay (8/11).

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Đại biểu Quốc hội Nam Định) nhấn mạnh một số điểm hạn chế liên quan đến việc thực thi trong công tác phòng, chống dịch.

Trong đó có vấn đề là lãnh đạo Chính phủ thì sát sao chỉ đạo, bám sát địa bàn nhưng một bộ phận cán bộ cơ sở còn lơ là, chưa sâu sát, còn chủ quan, bị động trong phòng, chống dịch. Đây có thể là căn bệnh trầm kha ở số nơi và trong thời gian dịch bệnh bùng phát đã càng bộc lộ rõ hơn.

Quang cảnh phiên thảo luận tại hội trưởng sáng 8/11.

Cá biệt có một số cán bộ địa phương đã có hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch như đi đánh golf trong thời gian giãn cách xã hội, khi bị phát hiện lại khai báo không không trung thực, có trường hợp xô xát giữa cán bộ với nhân viên lấy mẫu xét nghiệm. Hoặc có trường hợp cán bộ thi hành công vụ còn xa rời thực tế, chưa bám sát nhu cầu người dân.

Ngoài ra, có nơi còn quá cứng nhắc, lạm quyền trong cách hành xử với người dân, gây bức xúc trong dư luận. Những trường hợp nêu trên tuy không phải là phổ biến nhưng đã tạo ra hình ảnh phản cảm, phần nào là mất uy tín của chính quyền.

“Vừa qua tôi được biết nhiều tỉnh, thành phố đã có các biện pháp xử lý đối với cán bộ vi phạm. Đây là việc làm đúng đắn bởi muốn người dân chấp hành tốt các quy định phòng, chống dịch thì trước hết cán bộ phải nêu gương nghiêm túc, chấp hành trước. Nếu có sai phạm thì phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, Đại biểu Hoa bày tỏ.

Bởi vậy, theo Đại biểu Hoa, nếu người dân chưa hiểu thì cần giải thích, vận động, tuyên truyền, thuyết phục. Và trong tình thế cấp thiết khi vi phạm đến mức nghiêm trọng hơn thì đã có biện pháp xử lý hành chính, thậm chí xử lý hình sự. Chính quyền cơ sở cần tuyệt đối tránh việc xử lý và hành xử theo cảm tính, bất chấp quy định của pháp luật.

Đồng tình, Đại biểu Quốc hội Bố Thị Xuân Linh (Đoàn Bình Thuận) cũng nhận định, công tác chỉ đạo, điều hành trong thời gian đầu của đợt dịch thứ tư có nơi còn lơ là, chủ quan, cứng nhắc, nhất là trong chỉ đạo, xử lý các tình huống cụ thể và đột xuất.

Đại biểu Bố Thị Xuân Linh nhận định công tác chống dịch thời gian đầu của đợt dịch thứ tư có nơi còn lơ là, cứng nhắc.

Bên cạnh đó, Đại biểu Linh chỉ rõ, Việt Nam là một trong bốn nước đầu tiên trên thế giới đã phân lập được virus nhưng việc sản xuất kit xét nghiệm vẫn còn yếu, không đủ cung cấp trong nước và phải nhập khẩu với số lượng rất lớn, giá cả lớn và làm cho việc tầm soát rất tốn kém.

Việc phân bổ số lượng vaccine cũng chưa đồng đều và nhiều địa phương, vùng nguy cơ cao, lượng vaccine phân bổ còn ít...

Trên cơ sở này, Đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine trong nước để chủ động nguồn cung và tự chủ vaccine để đảm bảo cung cấp cho người dân trong nước; chỉ đạo triển khai hiệu quả chiến lược, chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống

 Anh Huy - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nâng sức cạnh tranh cho hàng Việt

Thời gian qua, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã góp phần hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhằm nâng cao hiệu quả triển khai cuộc vận động, góp phần thực hiện mục tiêu phục hồi nhanh nền kinh tế, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26-10-2021 về việc tăng cường thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/chong-dich-boc-lo-can-benh-tram-kha-chinh-phu-sat-sao-can-bo-co-so-lo-la-d170304.html