Giá vàng hôm nay 12/5: Kinh tế ảm đạm kéo lùi giá vàng

12/05/2020 06:30

Kinhte&Xahoi Tăng trưởng kinh tế yếu tại hầu hết các quốc gia cũng đang hỗ trợ cho đồng USD, qua đó hạn chế đà tăng của giá vàng.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Kitco News)

Hiện giá vàng trong nước đang được giao dịch ở ngưỡng sau:

Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 47,78 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,20 triệu đồng/lượng (bán ra).

Mức giá trên tăng 70.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.

Trong khi đó, giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 47,81 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,17 triệu đồng/lượng (bán ra).

Mức giá trên tăng 70.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức: 47,80 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,27 triệu đồng/lượng (bán ra).

Mức giá trên giảm 50.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.

Tại thị trường thế giới, giá vàng đang được giao dịch tại ngưỡng 1.694,6 USD/ounce (Theo Kitco News). Mức giá này tương đương khoảng 48,0 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo giá USD tự do.

Giá vàng thế giới rơi khỏi ngưỡng 1.700 USD/oounce sau khi có tin các quan chức thương mại hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc đã điện đàm nhàm hạ nhiệt căng thẳng quan hệ trong thời gian gần đây xung quanh thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.

Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, con số kỷ lục 20,5 triệu việc làm bị mất do các bang thực hiện chính sách phong toả để hạn chế lây nhiễm.

Trong khi đó, nền kinh tế Đức được dự báo thu hẹp 6,5% trong năm 2020, trong khi Italy suy giảm tới 9,5% trong năm nay. Đây là mức suy giảm kinh tế tồi tệ thứ 2 ở khu vực đồng Euro, chỉ sau Hy Lạp với GDP được ước giảm 9,7%.

Theo các chuyên gia, tăng trưởng kinh tế yếu tại hầu hết các quốc gia cũng đang hỗ trợ cho đồng USD, qua đó hạn chế đà tăng của giá vàng.




 

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa Hà Nội với các địa phương: Thúc đẩy tiêu dùng nội địa

Những năm gần đây, Hà Nội trở thành “điểm đến” của các loại hàng hóa - đặc biệt là nông sản của nhiều tỉnh, thành phố, nhờ hoạt động kết nối tiêu thụ, quảng bá sản phẩm. Để tiếp tục khơi thông giao thương hàng hóa, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, vẫn cần nâng cao hơn nữa chất lượng, tính an toàn, tiêu chuẩn đóng gói, bao bì…, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hơn 10 triệu người trên địa bàn Thủ đô.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/gia-vang-hom-nay-12-5-kinh-te-am-dam-keo-lui-gia-vang-d124246.html